Tri mệnh, Thủ nhất.
120. Biết sự tình đã hết cách sửa đổi mà lòng vẫn cứ vui vẻ chấp nhận nó,
vậy là người chí đức.
121. Tử Dư và Tử Tang là bạn. Mưa dầm suốt mười ngày, Tử Dư thốt: «Tử Tang ắt khốn quẫn rồi!» Bèn mang một bao lương thực đến tặng. Đến tới cửa, Tử Dư liền nghe có tiếng như ca như khóc ở bên trong. Nghe vỗ đàn và tiếng hát rằng: «Cha ơi! Mẹ ơi! Trời ư? Người ư?» Giọng bị đuối, lời ca gấp gáp. Tử Dư bước vào, hỏi: «Tại sao anh ca hát như thế?» Tử Tang đáp: «Tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao tôi bị cùng cực thế này. Cha mẹ tôi lẽ nào lại muốn tôi nghèo như vầy? Trời che phủ vạn vật đâu có tư vị ai. Đất chở vạn vật cũng đâu có tư vị ai. Trời đất lẽ nào lại khiến riêng tôi phải nghèo? Tôi cứ tìm mãi nguyên nhân của cái nghèo mà tìm không ra. Tôi cùng cực thế này là do số mệnh ư?»
122. Chết và sống, còn và mất, khốn cùng và hanh thông, nghèo và giàu, hiền tài và bất tài, phỉ báng và khen ngợi, đói và khát, lạnh và nóng, tất cả các biến đổi của sự vật này đều là sự vận hành của thiên mệnh. Ngày đêm chúng luân phiên thay nhau, mà ta không nhìn thấy được đầu mối của chúng. Chúng chưa đủ để khuấy rối sự yên tĩnh của ta, hoặc xâm nhập vào tâm linh của ta.
123. Đời có hai phép tắc: mệnh và nghĩa. Con yêu thương cha mẹ, đó là mệnh; lòng con không thể xao lãng. Bầy tôi phụng sự vua, đó là nghĩa; họ đi đâu cũng có vua [cai trị], không thể nào chạy thoát trong cõi trời đất.
124. Chết và sống là do số mệnh; sự thường hằng của đêm và ngày là do trời vậy.
125. Biết rằng khốn cùng là định mệnh, biết rằng hanh thông là do gặp thời, lâm đại nạn mà không sợ hãi, đó là cái dũng của thánh nhân.
126. Hiểu tình lý của cuộc sống vĩ đại, hiểu tri thức con người nhỏ bé, hiểu đạo thuận lợi, hiểu việc đời trắc trở.
127. Không ai biết mình sẽ chết khi nào, thì dựa vào đâu mà nói là không có số mệnh? Không ai biết sự sống của mình đã bắt đầu thế nào, thì dựa vào đâu mà nói là có số mệnh?
128. Hiểu được sự việc không thể cải đổi là do định mệnh an bài, thì thản nhiên mà chấp nhận nó; đã thế thì không lo buồn hay vui sướng. Như thế có gì mà phải thay đổi định mệnh ấy? Cho nên cứ lặng lẽ xem những gì mình gặp phải đều là định mệnh, và không động tâm giữa hai cực đoan; cứ một lòng hợp nhất với đạo, không vui sướng hay lo buồn.
129. Định mệnh đâu phải cái mà ta tạo ra, nên ta không cần dụng tâm biến đổi. Cho nên kẻ an mệnh (vâng theo mệnh trời) đi đâu cũng cảm thấy tiêu dao tự tại. Tuy bị giam hãm nơi nước Khuông, nước Trần (như Khổng Tử) hay lao lung nơi Dũ lý (như Văn Vương) thì cũng [cảm thấy] chẳng có gì khác giữa chốn cung điện và nơi lao tù.
130. Thánh nhân ôm giữ cái Một (Đạo), để làm mẫu mực cho thiên hạ.
131. Trong sự sống của con người, tâm chuyên chở hồn và phách. Hồn là dương thần, dương thần muốn con người sống. Phách là âm quỷ, âm quỷ muốn con người chết. Cho nên Lão Tử dạy con người cách hộ vệ. Cách hộ vệ này nhằm ngăn cho vọng tâm khởi xuất và gây họa. Cách hộ vệ này chẳng qua là giữ lấy một. Một là chuyên nhất. Một lòng ôm giữ sự chuyên nhất, thì phách không có lý do gì để rời khỏi thân con người, tức là con người không thể chết.
132. Chỉ khi nào ta có Một thì mới bảo tồn được tinh. Chỉ khi nào ta có tinh thì mới tập trung được thần. Một là gì? Đó là sự tiếp cận được chân tâm. Thông hiểu được Một thì thần kiên cố và tự bảo toàn. Nói có thần kiên cố và tự bảo toàn tức là nói phải có tinh rồi sau thần mới kiên cố. Chỉ khi nào người ta có chí tinh thì mới có thể có chí thần, tức là việc ôm giữ Một đã thành. Thánh nhân nhờ đã giữ Một mà thành thánh nhân. Một không thay đổi, thì cái tinh rất chân thuần sẽ được bảo tồn bên trong và sẽ không phóng túng tiết lậu ra ngoài.
133. Ngươi tất muốn bảo toàn hình thể và không dao động tinh của mình, quả thực có cách thức nào để đạt được điều đó không? Thực tế, ngươi phải chuyên tập trung vào Nhất, ôm giữ nó để bảo toàn nó. Ôm giữ Nhất để củng cố nó, rồi sau đó hình thể sẽ toàn vẹn và thần sẽ phục hồi, sẽ hợp nhất với trời, tinh và thần sẽ hợp lại và không lìa nhau nữa. Kinh Dịch nói: «Đạt được Nhất.» Đạt được Nhất thì dụng tâm sẽ không bị phân tán, nên gọi là «không có hai» (bất nhị). Đạo Đức Kinh hỏi: «Phải chăng ôm giữ Nhất thì không phân ly?» Ôm giữ Nhất thì thì giỏi giữ lấy không cho nó thoát, cho nên gọi là «không phân ly» (bất ly). Trang Tử nói: «Ta giữ lấy Nhất để ở chỗ thái hòa.» Giữ nhất ắt sẽ bình tĩnh và chuyên chú, và nó không trôi mất, cho nên gọi là «không di dời» (bất thiên). Biết được 3 điều đó (bất nhị, bất ly, bất thiên), thì ngươi sẽ được Nhất (tức đắc đạo). Tuy nhiên, được Nhất thì không khó, biết được Nhất mới là khó. Hễ biết Nhất, thì cái gì cũng biết. Cho nên nói «biết ít thì sẽ được» là vậy. Không biết được Nhất, thì mọi thứ gì cũng không biết. Cho nên nói «biết nhiều thì bị nghi hoặc» là vậy. Bậc đắc đạo ngày xưa, thể hiện sự chí tinh của thiên hạ, hợp được sự chí thần của thiên hạ, siêu vượt cõi tự nhiên, và đứng một mình trên cả vạn vật. Vạn vật không đắc Nhất mà đứng thành đôi thành cặp, tuy nhiên chúng cũng không xa lìa Nhất (tức Đạo).
134. Đó là nói người ôm giữ được Nhất và không để nó lìa xa mình, thì sống lâu. Nhất vốn do đạo sinh ra đầu tiên, nó là thứ tinh khí thái hòa, nên gọi là Nhất. Nhất rải khắp thiên hạ. Trời nhờ được nhất mà trong trẻo, đất nhờ được Nhất mà yên ổn, hầu và vương nhờ được Nhất mà cai trị được thiên hạ.
135. Ai giữ được Nhất thì cứu độ được thế gian, tiêu trừ được tai họa, phụng sự được vua, không thể chết nổi, cai trị được gia đạo, phụng sự được thần minh, không thể nào khốn cùng, trị được bệnh, trở nên trường sinh bất tử. [...] Ngươi biết được Nhất, thì sẽ biết hết mọi sự.
136. Hễ giữ được Nhất và bảo tồn Chân tính, ta sẽ giao tiếp được với thần minh. Hễ giảm dục vọng và tiết chế ăn uống, Nhất sẽ lưu lại nơi ta. Khi bị dao bén kề cổ, nghĩ đến Nhất thì ta sẽ sống. Biết Nhất không khó, chung cuộc mới là khó. Hễ giữ Nhất đừng để mất, ta sẽ không bao giờ cùng tận.
138. Những đạo thuật được chỉ dẫn trong Đạo kinh thì rất nhiều, có mấy ngàn
phép thuật, mà nhờ việc tập trung tư tưởng người ta có thể xua tà quái và hộ
thân. Thí dụ như phép ẩn độn giấu mình, phép giả chết, phép biến hình (9
biến 12 hoá), phép chuyển sinh (24 lần sinh), v.v... cho đến phép tồn tưởng
để nhìn thấy chư thần cư ngụ trong thân thể của ta. Các phép này nhiều vô
kể, mà phép nào cũng hiệu nghiệm. Nhưng đôi khi cái ý nghĩ mượn vô số ngoại
vật để hộ thân đều là phiền phức, làm lao nhọc tâm trí con người. Nếu như ta
biết đạo «thủ Nhất» thì các phép nói trên đều vất đi hết. Cho nên mới nói hễ
biết được Nhất thì sẽ biết hết mọi thứ là vậy.
139. Người giữ được Nhất, thì Nhất cũng giữ được người. Thế thì gươm đao sắc bén không có chỗ để thi thố sự sắc bén của nó, trăm nguy hại không có chỗ để dung chứa sự hung ác của chúng. Ta đang ở chỗ thất bại thì sẽ thành công, đang ở chỗ nguy hiểm thì riêng mình bình an. Dù đang ở miếu quỷ, nơi núi cao rừng thẳm, trong vùng bệnh dịch, ở gò mả tha ma, trong hang cọp hay chó sói, hay nơi rắn rít độc xà, mà ta vẫn một lòng giữ Nhất, mọi tai họa hung dữ sẽ tránh xa ta.
140. Bí quyết Ba-Một là: phải luyện nguyên khí và chân thần. Hễ giữ bí quyết Ba-Một đến mức tối cao, thì tinh sẽ hoá ra thần, thần sẽ hoá ra anh nhi, anh nhi sẽ hoá ra chân nhân, chân nhân sẽ hoá ra xích tử; mà xích tử tức là chân nhất (tức là Đạo).
141. Muốn trường sinh thành tiên thì chỉ có ăn kim đan; còn muốn giữ được hình hài, trừ khử già nua thì chỉ có chân nhất. Chúng là các thứ mà người học đạo tiên coi trọng. Dưỡng sinh ích thọ thì có hàng ngàn phương pháp, nhưng đại đa số là gây phiền tạp và lao nhọc. Nếu biết đạo Thủ Nhất, mọi phương pháp kia đều không cần nữa.
142. Nhất không có hình tượng. Nhất thì vô dục, vô vi. Ta cầu mong thì khó được; nếu có giữ lấy thì cũng dễ mất. Mất đi là do kiến thức tối tăm, do không hiểu chữ thời. Lòng đầy tham dục sẽ dẫn đến lão suy; vui do được và giận do mất sẽ dẫn đến tật bệnh; mê muội không sửa đổi sẽ dẫn đến tử vong. Suy kiệt, bệnh hoạn, và già nua, ba thứ ấy Nhất có thể làm trì hoãn. Muốn cứu chữa để bảo toàn thân thể, trước tiên ta thủ Nhất (giữ Một). Ngoài Nhất ra thì không có gì cứu chữa nổi. Ngoài Nhất ra thì không có gì thành tựu nổi. Ta thủ Nhất và điềm đạm, lòng an bình tĩnh mịch, bỏ ham muốn và sân giận, bỏ mê vọng mà quay về chân chính. Tâm rỗng không, vô vi, hợp nhất với Nhất. Như thế sẽ thành bậc thượng nhân. Được như thế là do trước tiên tích đức, sau mới tu luyện thân xác.
121. Tử Dư và Tử Tang là bạn. Mưa dầm suốt mười ngày, Tử Dư thốt: «Tử Tang ắt khốn quẫn rồi!» Bèn mang một bao lương thực đến tặng. Đến tới cửa, Tử Dư liền nghe có tiếng như ca như khóc ở bên trong. Nghe vỗ đàn và tiếng hát rằng: «Cha ơi! Mẹ ơi! Trời ư? Người ư?» Giọng bị đuối, lời ca gấp gáp. Tử Dư bước vào, hỏi: «Tại sao anh ca hát như thế?» Tử Tang đáp: «Tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao tôi bị cùng cực thế này. Cha mẹ tôi lẽ nào lại muốn tôi nghèo như vầy? Trời che phủ vạn vật đâu có tư vị ai. Đất chở vạn vật cũng đâu có tư vị ai. Trời đất lẽ nào lại khiến riêng tôi phải nghèo? Tôi cứ tìm mãi nguyên nhân của cái nghèo mà tìm không ra. Tôi cùng cực thế này là do số mệnh ư?»
122. Chết và sống, còn và mất, khốn cùng và hanh thông, nghèo và giàu, hiền tài và bất tài, phỉ báng và khen ngợi, đói và khát, lạnh và nóng, tất cả các biến đổi của sự vật này đều là sự vận hành của thiên mệnh. Ngày đêm chúng luân phiên thay nhau, mà ta không nhìn thấy được đầu mối của chúng. Chúng chưa đủ để khuấy rối sự yên tĩnh của ta, hoặc xâm nhập vào tâm linh của ta.
123. Đời có hai phép tắc: mệnh và nghĩa. Con yêu thương cha mẹ, đó là mệnh; lòng con không thể xao lãng. Bầy tôi phụng sự vua, đó là nghĩa; họ đi đâu cũng có vua [cai trị], không thể nào chạy thoát trong cõi trời đất.
124. Chết và sống là do số mệnh; sự thường hằng của đêm và ngày là do trời vậy.
125. Biết rằng khốn cùng là định mệnh, biết rằng hanh thông là do gặp thời, lâm đại nạn mà không sợ hãi, đó là cái dũng của thánh nhân.
126. Hiểu tình lý của cuộc sống vĩ đại, hiểu tri thức con người nhỏ bé, hiểu đạo thuận lợi, hiểu việc đời trắc trở.
127. Không ai biết mình sẽ chết khi nào, thì dựa vào đâu mà nói là không có số mệnh? Không ai biết sự sống của mình đã bắt đầu thế nào, thì dựa vào đâu mà nói là có số mệnh?
128. Hiểu được sự việc không thể cải đổi là do định mệnh an bài, thì thản nhiên mà chấp nhận nó; đã thế thì không lo buồn hay vui sướng. Như thế có gì mà phải thay đổi định mệnh ấy? Cho nên cứ lặng lẽ xem những gì mình gặp phải đều là định mệnh, và không động tâm giữa hai cực đoan; cứ một lòng hợp nhất với đạo, không vui sướng hay lo buồn.
129. Định mệnh đâu phải cái mà ta tạo ra, nên ta không cần dụng tâm biến đổi. Cho nên kẻ an mệnh (vâng theo mệnh trời) đi đâu cũng cảm thấy tiêu dao tự tại. Tuy bị giam hãm nơi nước Khuông, nước Trần (như Khổng Tử) hay lao lung nơi Dũ lý (như Văn Vương) thì cũng [cảm thấy] chẳng có gì khác giữa chốn cung điện và nơi lao tù.
130. Thánh nhân ôm giữ cái Một (Đạo), để làm mẫu mực cho thiên hạ.
131. Trong sự sống của con người, tâm chuyên chở hồn và phách. Hồn là dương thần, dương thần muốn con người sống. Phách là âm quỷ, âm quỷ muốn con người chết. Cho nên Lão Tử dạy con người cách hộ vệ. Cách hộ vệ này nhằm ngăn cho vọng tâm khởi xuất và gây họa. Cách hộ vệ này chẳng qua là giữ lấy một. Một là chuyên nhất. Một lòng ôm giữ sự chuyên nhất, thì phách không có lý do gì để rời khỏi thân con người, tức là con người không thể chết.
132. Chỉ khi nào ta có Một thì mới bảo tồn được tinh. Chỉ khi nào ta có tinh thì mới tập trung được thần. Một là gì? Đó là sự tiếp cận được chân tâm. Thông hiểu được Một thì thần kiên cố và tự bảo toàn. Nói có thần kiên cố và tự bảo toàn tức là nói phải có tinh rồi sau thần mới kiên cố. Chỉ khi nào người ta có chí tinh thì mới có thể có chí thần, tức là việc ôm giữ Một đã thành. Thánh nhân nhờ đã giữ Một mà thành thánh nhân. Một không thay đổi, thì cái tinh rất chân thuần sẽ được bảo tồn bên trong và sẽ không phóng túng tiết lậu ra ngoài.
133. Ngươi tất muốn bảo toàn hình thể và không dao động tinh của mình, quả thực có cách thức nào để đạt được điều đó không? Thực tế, ngươi phải chuyên tập trung vào Nhất, ôm giữ nó để bảo toàn nó. Ôm giữ Nhất để củng cố nó, rồi sau đó hình thể sẽ toàn vẹn và thần sẽ phục hồi, sẽ hợp nhất với trời, tinh và thần sẽ hợp lại và không lìa nhau nữa. Kinh Dịch nói: «Đạt được Nhất.» Đạt được Nhất thì dụng tâm sẽ không bị phân tán, nên gọi là «không có hai» (bất nhị). Đạo Đức Kinh hỏi: «Phải chăng ôm giữ Nhất thì không phân ly?» Ôm giữ Nhất thì thì giỏi giữ lấy không cho nó thoát, cho nên gọi là «không phân ly» (bất ly). Trang Tử nói: «Ta giữ lấy Nhất để ở chỗ thái hòa.» Giữ nhất ắt sẽ bình tĩnh và chuyên chú, và nó không trôi mất, cho nên gọi là «không di dời» (bất thiên). Biết được 3 điều đó (bất nhị, bất ly, bất thiên), thì ngươi sẽ được Nhất (tức đắc đạo). Tuy nhiên, được Nhất thì không khó, biết được Nhất mới là khó. Hễ biết Nhất, thì cái gì cũng biết. Cho nên nói «biết ít thì sẽ được» là vậy. Không biết được Nhất, thì mọi thứ gì cũng không biết. Cho nên nói «biết nhiều thì bị nghi hoặc» là vậy. Bậc đắc đạo ngày xưa, thể hiện sự chí tinh của thiên hạ, hợp được sự chí thần của thiên hạ, siêu vượt cõi tự nhiên, và đứng một mình trên cả vạn vật. Vạn vật không đắc Nhất mà đứng thành đôi thành cặp, tuy nhiên chúng cũng không xa lìa Nhất (tức Đạo).
134. Đó là nói người ôm giữ được Nhất và không để nó lìa xa mình, thì sống lâu. Nhất vốn do đạo sinh ra đầu tiên, nó là thứ tinh khí thái hòa, nên gọi là Nhất. Nhất rải khắp thiên hạ. Trời nhờ được nhất mà trong trẻo, đất nhờ được Nhất mà yên ổn, hầu và vương nhờ được Nhất mà cai trị được thiên hạ.
135. Ai giữ được Nhất thì cứu độ được thế gian, tiêu trừ được tai họa, phụng sự được vua, không thể chết nổi, cai trị được gia đạo, phụng sự được thần minh, không thể nào khốn cùng, trị được bệnh, trở nên trường sinh bất tử. [...] Ngươi biết được Nhất, thì sẽ biết hết mọi sự.
136. Hễ giữ được Nhất và bảo tồn Chân tính, ta sẽ giao tiếp được với thần minh. Hễ giảm dục vọng và tiết chế ăn uống, Nhất sẽ lưu lại nơi ta. Khi bị dao bén kề cổ, nghĩ đến Nhất thì ta sẽ sống. Biết Nhất không khó, chung cuộc mới là khó. Hễ giữ Nhất đừng để mất, ta sẽ không bao giờ cùng tận.
137. Đạo khởi từ Nhất, sự tôn quý của nó thì không gì sánh bằng. Mọi thứ ở
trong Nhất được phân thành ba đối tượng là trời, đất, và người. Cho nên mới
gọi là «ba trong một» (tam nhất).
139. Người giữ được Nhất, thì Nhất cũng giữ được người. Thế thì gươm đao sắc bén không có chỗ để thi thố sự sắc bén của nó, trăm nguy hại không có chỗ để dung chứa sự hung ác của chúng. Ta đang ở chỗ thất bại thì sẽ thành công, đang ở chỗ nguy hiểm thì riêng mình bình an. Dù đang ở miếu quỷ, nơi núi cao rừng thẳm, trong vùng bệnh dịch, ở gò mả tha ma, trong hang cọp hay chó sói, hay nơi rắn rít độc xà, mà ta vẫn một lòng giữ Nhất, mọi tai họa hung dữ sẽ tránh xa ta.
140. Bí quyết Ba-Một là: phải luyện nguyên khí và chân thần. Hễ giữ bí quyết Ba-Một đến mức tối cao, thì tinh sẽ hoá ra thần, thần sẽ hoá ra anh nhi, anh nhi sẽ hoá ra chân nhân, chân nhân sẽ hoá ra xích tử; mà xích tử tức là chân nhất (tức là Đạo).
141. Muốn trường sinh thành tiên thì chỉ có ăn kim đan; còn muốn giữ được hình hài, trừ khử già nua thì chỉ có chân nhất. Chúng là các thứ mà người học đạo tiên coi trọng. Dưỡng sinh ích thọ thì có hàng ngàn phương pháp, nhưng đại đa số là gây phiền tạp và lao nhọc. Nếu biết đạo Thủ Nhất, mọi phương pháp kia đều không cần nữa.
142. Nhất không có hình tượng. Nhất thì vô dục, vô vi. Ta cầu mong thì khó được; nếu có giữ lấy thì cũng dễ mất. Mất đi là do kiến thức tối tăm, do không hiểu chữ thời. Lòng đầy tham dục sẽ dẫn đến lão suy; vui do được và giận do mất sẽ dẫn đến tật bệnh; mê muội không sửa đổi sẽ dẫn đến tử vong. Suy kiệt, bệnh hoạn, và già nua, ba thứ ấy Nhất có thể làm trì hoãn. Muốn cứu chữa để bảo toàn thân thể, trước tiên ta thủ Nhất (giữ Một). Ngoài Nhất ra thì không có gì cứu chữa nổi. Ngoài Nhất ra thì không có gì thành tựu nổi. Ta thủ Nhất và điềm đạm, lòng an bình tĩnh mịch, bỏ ham muốn và sân giận, bỏ mê vọng mà quay về chân chính. Tâm rỗng không, vô vi, hợp nhất với Nhất. Như thế sẽ thành bậc thượng nhân. Được như thế là do trước tiên tích đức, sau mới tu luyện thân xác.
143. Cái yếu chỉ của sự tu luyện xưa nay đều nói hễ Thủ Nhất thì có thể
trường sinh bất lão. Người biết Thủ Nhất, gọi nó là đạo vô cực. Người ta có
một thân, cùng hợp với tinh thần. Hình thể làm chủ sự chết, còn tinh thần
làm chủ sự sống. Hình thể và tinh thần hợp lại thì tốt, tách ra thì xấu.
Không có tinh thần thì ta chết. Có tinh thần thì ta sống. Thường hợp với
nhau nên gọi là Nhất, có thể trường tồn. Thường lo nghĩ thì tinh thần ly
tán, không tụ trong thân, trái lại còn nương theo ý nghĩ của ta mà rong
chơi. Cho nên thánh nhân dạy phải Thủ Nhất, nói là phải giữ tinh thần và thể
xác hợp nhất. Luôn có ý niệm đó thì tinh thần tự quay về, không bị ngoại vật
(kiến văn) quấy nhiễu, trăm bệnh tự hết. Đó là đạo trường sinh cửu thị vậy.
Gửi bài viết tới Facebook