Tồn tại, Quy luật.

Tồn tại, Quy luật.
 1- Người noi theo phép tắc của Đất, Đất noi theo phép tắc của Trời, Trời noi theo phép tắc của Đạo, còn Đạo thì noi theo phép tắc tự nhiên.

2- Về sự sinh tồn của trời và người, thì hình thể thuận theo nguyên khí, nguyên khí thuận theo sự hài hòa, sự hài hòa thuận theo thần minh, thần minh thuận theo đạo đức, đạo đức thuận theo tự nhiên; vạn vật [theo nguyên tắc đó mà] tồn tại.

3- Đạo của trời đất và lẽ sinh tử tồn vong thì không bỏ đi cũng không giữ lấy, không giật mất cũng không cho tặng; cứ theo lẽ vô vi mà vận hành, chỉ theo lẽ tự nhiên mà thôi.

4- Ai muốn nắm lấy thiên hạ để cai trị và cố thực hiện điều đó thì ta thấy họ sẽ không đạt được ý đồ ấy.

5- Vật ở yên thì dễ cầm; vật chưa hiện điềm báo hiệu thì dễ lo liệu; vật giòn thì dễ vỡ; vật nhỏ thì dễ phân tán. Hành động trước khi sự việc xảy ra; trị an trước khi loạn lạc nổi lên. Cây to một ôm sinh trưởng từ mầm nhỏ bé; đài cao chín tầng khởi từ mô đất; cuộc viễn hành nghìn dặm bắt đầu từ nơi ta đang đứng. Làm thì hỏng, giữ thì mất. Cho nên thánh nhân không làm nên không hỏng, không giữ nên không mất. Người dân làm việc, khi sắp thành tựu thì thất bại. Nếu cẩn thận trước sau như một ắt sẽ không thất bại. Cho nên, thánh nhân muốn điều [thiên hạ] không muốn; không chuộng những thứ khó tìm; học điều [thiên hạ] không học; phản phục cái gốc mà chúng dân bỏ qua để giúp vạn vật phát triển tự nhiên, nhưng ngài không dám tự ý tạo tác.

6- Đạo ẩn, không tên. Chỉ có Đạo là giỏi phú bẩm cho vạn vật và giúp chúng thành tựu.

7- Không [cố ý] làm [vì tư dục] nhưng không gì mà không làm; muốn trị thiên hạ phải dùng vô vi; dùng hữu vi không đủ để trị thiên hạ.

Khoan từ nên hùng dũng. Tiết kiệm nên rộng rãi. Khiêm hư (không dám ở trên trước người khác) nên [được xem là] người xuất chúng.

8- Mạnh mà dám làm [ngang ngược] thì chết, mạnh nhưng chẳng dám làm [vì khiêm hư, vô vi] thì sống.

9- Đạo Trời không tranh mà thành, không nói mà người hưởng ứng, không mời mà người tự tới, khoan thai mà mưu sự vẫn hay. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.

10- Người hay sự vật chí phải thì không bao giờ đánh mất bản tính tự nhiên mà mình được phú bẩm. [Ngón chân] hợp lại đừng xem là ngón dính; mọc nhánh ra thì đừng xem là ngón thừa. Cái dài thì đừng xem là dư; cái ngắn thì đừng xem là thiếu. Cho nên, chân vịt tuy ngắn nhưng nếu ta nối dài thêm thì nó khổ; chân hạc tuy dài nhưng nếu ta chặt ngắn đi thì nó sầu. Vậy, bản tính dài thì chớ làm ngắn lại; bản tính ngắn thì chớ nối dài thêm. Bản tính như vậy, có gì đáng ưu phiền đâu mà phải khử bỏ đi.

11- Khi cần dùng đến cái móc, dây nhợ, compa, êke để sửa cho đúng tiêu chuẩn nào đó, chính là làm tổn hại bản tính tự nhiên của sự vật. Khi cần dùng đến dây và keo sơn để làm cho kiên cố, chính là xâm phạm tới đức (phẩm chất) của sự vật. Uốn nắn con người bằng lễ nhạc, an ủi con người bằng nhân nghĩa, tức là làm mất bản tính thường nhiên của sự vật. Ai ai cũng có tính thường nhiên. Thường nhiên tức là khi cong thì không cần móc, khi thẳng thì không cần dây, khi tròn thì không cần compa, khi vuông thì không cần êke, khi dính chắc thì không cần keo sơn, khi cột chắt thì không cần dây nhợ. Cho nên thiên hạ tự nhiên sinh ra nhưng không biết tại sao mà sinh trưởng; cùng đạt được mục tiêu khác nhau của mình nhưng không hiểu tại sao mà đạt được. Nguyên lý này xưa nay vẫn vậy, không thể bị tổn hại.


12- Quên sự vật, quên thiên nhiên, đó gọi là quên bản ngã của mình (vong ngã). Người vong ngã mới có thể tiến nhập vào cảnh giới phù hợp với đạo trời.

13- Hiểu rõ đức tính của trời đất chính là nắm được cái tông chỉ căn bản nhất và sẽ hoà hợp với cõi tự nhiên. Cho nên quân bình và điều hòa được thiên hạ cũng như con người. Hòa với người thì gọi là niềm vui với người, hòa với cõi tự nhiên thì gọi là niềm vui với cõi tự nhiên.

14- Con thiên nga đâu tắm mỗi ngày vậy mà nó vẫn trắng; con quạ đâu nhuộm mỗi ngày mà nó vẫn đen. Trắng đen là bản sắc tự nhiên của chúng, đâu cần phải biến đổi. Sự quán tưởng đến danh dự đâu có làm cho mình lớn hơn. Khi suối cạn, cá chen chúc với nhau trong bùn. Ở đó phun nhớt dãi làm ướt nhau, sao bằng ở sông hồ mà quên nhau.

15- Như trường hợp kẻ say rượu và té xe: tuy bị thương chứ không chết. Xương và đốt xương của hắn cũng như người khác, nhưng sự tổn hại thì khác họ vì thần của hắn toàn vẹn. Ngồi trên xe cũng không biết, mà té xe cũng chẳng hay. Sống chết hay sợ hãi không xâm nhập vào lòng hắn. Cho nên gặp phải sự vật mà chẳng sợ. Kẻ giữ được thần do ảnh hưởng của rượu mà còn như vậy, nói gì đến người chịu ảnh hưởng của Trời. Thánh nhân giữ lòng hợp với đạo Trời, nên không vật gì làm hại nổi.

16- Cá ở trong nước thì sống, người ở trong nước thì chết. Người với cá khác nhau, vì cái ưa và ghét vốn khác nhau. Cho nên thánh nhân thuở xưa không đòi hỏi vạn vật phải có năng lực như nhau, không đòi hỏi công việc của chúng phải giống nhau. Danh phải phù hợp thực tế, nghĩa phải đặt chỗ thích hợp. Như vậy mới gọi thông tình đạt lý, trong lòng vui sướng, mà giữ được hạnh phúc.

17- Không khai mở cái trí xảo của người, nhưng khai mở cái thiên tính tự nhiên. Bởi vì khai mở cái thiên tính tự nhiên thì đức sinh ra, còn khai mở cái trí xảo của người thì tàn hại sinh ra. Không ghét thiên tính, cũng không lơ là [cái trí xảo của] người, như vậy dân chúng sẽ gần với bản chân của họ.

18- [Thử xem] nước chỗ phún vọt lên kêu ra tiếng, nó đâu có làm gì, mà tự nhiên thế thôi. Bậc chân nhân đối với đức của mình cũng vậy: ngài chẳng cần tu sửa đức của ngài mà vạn vật vẫn không thể lìa xa ngài. Như thể cái cao vốn có của trời, cái dày vốn có của đất, cái sáng vốn có của mặt trời mặt trăng. Có cần tu sửa gì đâu?

19- Biết được hành vi của trời, biết được hành vi của người, thế là đạt đến chỗ tối cao của tri thức.

20- Hình thể lao nhọc mà không chịu nghỉ ngơi, ắt sẽ sinh điều tệ hại. Tinh lực sử dụng không biết dừng, ắt sẽ lao tổn, hễ lao tổn thì tinh lực sẽ cạn kiệt.

21- Thuần tuý mà không pha tạp, hư tĩnh chuyên nhất mà không biến đổi, điềm đạm mà vô vi, hành động thì noi theo qui luật vận hành của trời (qui luật của tự nhiên), đó mới là cái đạo nuôi dưỡng tinh thần.

22- Vui tột cùng không phải là cái vui theo thói đời, vinh dự tột bậc không phải là cái vinh dự theo thói đời.

23- Gò và núi nhờ tích lũy các thứ thấp thỏi nên mới cao; sông ngòi nhờ tích hợp các dòng nước nhỏ nên mới rộng lớn; bậc đại nhân nhờ dung hợp được chúng nhân nên mới công chính.

24- Bốn mùa có khí hậu khác nhau, trời chẳng thiên vị mùa nào, thế mới thành năm. Năm chức quan có chức trách khác nhau, vua chẳng thiên vị ai, nên quốc gia thịnh trị. Tài năng của quan văn và quan võ khác nhau, bậc đại nhân không thiên vị ai, nên đức của.



Gửi bài viết tới Facebook

Gửi hình ảnh