Khiêm cẩn, Bất tranh.
216. Không phô trương, nên sáng; không tự cho mình đúng, nên hiển dương ở
đời; không kể công, nên có công; không kiêu căng, nên [không bị ai hại, nhờ
đó mà] trường tồn. Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình.
217. Thánh nhân tự biết mình mà không tự phô trương, yêu mình mà không xem mình là tôn quý.
218. Biết lúc phải dừng mới không gặp nguy hại.
219. Công trạng đã hoàn thành nhưng không ở lại an hưởng. Vì không ở lại an hưởng nên không bị vong thân.
220. Cái khiếm khuyết sẽ được toàn vẹn. Cái cong sẽ được ngay. Cái trũng sẽ được làm đầy. Cái cũ nát sẽ được làm mới. Ít sẽ được nhiều. Nhiều sẽ u mê.
221. Giữ và đổ đầy mãi, không bằng dừng lại. Mài cho nhọn sắc, không giữ được lâu. Vàng ngọc đầy nhà, chẳng thể giữ được. Giàu sang mà kiêu căng, sẽ tự chuốc họa. Công đã thành, danh đã toại, thì hãy rút lui; đó là đạo Trời.
222. Biển Đông có loài chim tên là ý đãi. Loài chim này bay chậm và thấp, tựa như bay dở. Khi bay thì theo bầy để tiếp kéo nhau. Khi đậu thì đâu sát bên nhau. Khi tiến tới nó không dám xông ra trước; khi thoái lui nó không dám lùi ra sau. Khi ăn thì không dám ăn trước con khác, chỉ ăn đồ thừa của chúng. Cho nên trong bầy đoàn nó không bị xua đuổi, và cuối cùng người ngoài cũng không hại được nó, do đó mà tránh được tai họa.
223. Trời đất có những điều rất tốt đẹp nhưng trời đất chẳng nói gì. Bốn mùa có phép tắc rõ ràng nhưng chúng đâu nghị luận gì. Vạn vật có lý do cấu thành nhưng chúng đâu thuyết giảng gì. Thánh nhân trở về cái đẹp của trời đất và thông đạt lý lẽ của vạn vật. Cho nên bậch chí nhân thì vô vi, bậc đại thánh thì không làm. Họ quan sát toàn cõi trời đất.
224. Công khai làm ác sẽ bị người đời trừng phạt; lén lút làm ác sẽ bị quỷ thần trừng phạt. Ai hiểu sự liên quan giữa mình với cả con người lẫn quỷ thần thì dù ở một mình cũng không làm điều ác.
225. Sự trọn lành giống như nước. Nước khéo làm lợi vạn vật mà không tranh với ai, ở chỗ chẳng ai ưa, nên gần Đạo. Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thì thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người thì nhân ái; nói năng thì thành tín; lâm chính thì cai trị an bình; làm việc thì có năng lực; hoạt động thì hợp thời. Chính vì không tranh, nên không lỗi lầm.
226. Sông biển sở dĩ làm vua trăm thung lũng chính vì khéo ở chỗ thấp, vì thế nên làm vua trăm thung lũng. Do đó, muốn ngồi trên dân, ắt phải lấy lời mà hạ mình; muốn đứng trước dân, ắt phải để thân mình ra sau. Cho nên, thánh nhân ở trên dân mà dân không thấy nặng, ở trước dân mà dân không thấy hại. Cho nên thiên hạ hân hoan ủng hộ ngài mà không chán. Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình.
227. Tướng giỏi không dùng vũ lực. Người chiến đấu giỏi không giận dữ. Người thắng giỏi không giao tranh với địch. Khéo dùng người là hạ mình dưới họ. Đó là cái đức của không tranh. Đó là dùng sức người. Đó là phối hợp với Trời, vốn là điều rất quan trọng của người xưa.
228. Dụng binh có câu: «Làm khách chớ không làm chủ. Lui một thước chớ không dám tiến một tấc.» Cho nên thánh nhân đi mà chẳng đi, xắn tay áo mà không dùng tay, bắt địch mà không đối địch, cầm binh khí mà không có binh khí. Không tai họa nào cho bằng khinh địch, khinh địch là gần mất mạng. Cho nên khi hai phe giao chiến, ai thương xót binh sĩ thì sẽ thắng.
229. Đạo Trời không tranh mà vẫn giỏi khuất phục thiên hạ.
230. Đạo trời làm lợi chứ không gây hại. Đạo thánh nhân thi hành mà không tranh với ai.
231. Mọi người đều trọng thế lực, không trọng đức, nên luôn mong cầu vượt hơn người khác. Cho nên họ đều muốn giữ phần trên trước. Thánh nhân không dám ở trên trước thiên hạ, nên mới nói là để thân ra sau. Vì thế mà một mình ở phía sau. Một mình ở phía sau tức là biết trắng nên giữ lấy đen, biết vinh nên giữ lấy nhục; xem vinh nhục chỉ là một, không lấy cái sở thích của mình để làm hệ lụy tâm; đó gọi là nhận lấy sự sỉ nhục của thiên hạ. Nếu đúng vậy, tức là bên ngoài thể hiện sự nhu thuận, mềm yếu, khiêm hạ; xem sự trống rỗng và không hủy hoại vạn vật là điều thực tế; sống ở chỗ không tranh chấp; tích chứa cái nhỏ nhặt và không hơn người để làm cái thắng lớn. Thường sống ở chỗ không tranh chấp, nên không ai tranh với ngài!
232. Tranh chấp là nghịch với đức. Người trí thì lấy điềm đạm và hoà ái mà tu dưỡng nhau; tình lý của họ phát xuất từ thiên tính, việc gì mà phải tranh chấp? Phóng túng đức mà tranh danh thì kẻ khác cũng lấy danh mà thắng ta; dùng trí mà tranh chấp thì kẻ khác cũng lấy trí để tranh với ta. Chỉ có người tài cán toàn diện và không phóng túng đức mới yên tâm trong cõi thái hòa của đức, xem vạn vật như một, không quan tâm sự mất mát của chúng, như thế sẽ không khổ lụy vì tranh danh. Tài cán toàn diện là gì? Tức là không làm rối loạn sự an tĩnh nội tâm và cùng thư thái với vạn vật. Không phóng túng đức là gì? Tức là đừng đánh mất chân tính và hãy giữ cho đức vẫn nguyên vẹn như ban sơ. Tự mình ở vị thế không tranh chấp, không hề đứng trên trước ai, mà tuỳ theo họ. Đối với sự bình hoà của người khác nếu thấy xúc động thì cũng không nói ra. Người như thế nhất định là tài cán toàn diện và không phúng túng đức.
233. Người nhân ái sẽ không có đối thủ, tuy không tranh với ai mà không ai có cách nào thắng được. Thơ xưa chép: «Bấy giờ không tranh chấp; chỉ khi ta không tranh chấp thì người khác cũng không tranh với ta.»
234. Thuận theo mà không nghịch lại, tức là hành động giống như nước; đáp ứng mà không ẩn tàng, tức là tĩnh lặng như gương soi; phụ họa mà không ca hát, tức là sự phản ứng như tiếng dội. Tuy hành động, nhưng hành động phát xuất từ vô vi, chỉ là thể hiện thiên đạo thôi, nào có tương tranh với ai? Cái đức đó đồng nhất với đạo.
235. Đạo trời làm lợi vạn vật chứ không gây hại; đạo người là hành động nhưng không tranh. Cho nên hễ cạnh tranh với thời gian thì tốt, còn cạnh tranh với người thì bị vong mạng. Do đó, kẻ tuy có vũ khí cũng không đem ra uy hiếp ai, là do không ai tranh với hắn.
236. Làm là đầu mối của tranh chấp, có làm (hữu vi) ắt sẽ có tranh chấp. Đạo thánh nhân tuy có làm nhưng không tranh chấp; lấy cái ‘không làm’ để làm, nên không tranh ai.
217. Thánh nhân tự biết mình mà không tự phô trương, yêu mình mà không xem mình là tôn quý.
218. Biết lúc phải dừng mới không gặp nguy hại.
219. Công trạng đã hoàn thành nhưng không ở lại an hưởng. Vì không ở lại an hưởng nên không bị vong thân.
220. Cái khiếm khuyết sẽ được toàn vẹn. Cái cong sẽ được ngay. Cái trũng sẽ được làm đầy. Cái cũ nát sẽ được làm mới. Ít sẽ được nhiều. Nhiều sẽ u mê.
221. Giữ và đổ đầy mãi, không bằng dừng lại. Mài cho nhọn sắc, không giữ được lâu. Vàng ngọc đầy nhà, chẳng thể giữ được. Giàu sang mà kiêu căng, sẽ tự chuốc họa. Công đã thành, danh đã toại, thì hãy rút lui; đó là đạo Trời.
222. Biển Đông có loài chim tên là ý đãi. Loài chim này bay chậm và thấp, tựa như bay dở. Khi bay thì theo bầy để tiếp kéo nhau. Khi đậu thì đâu sát bên nhau. Khi tiến tới nó không dám xông ra trước; khi thoái lui nó không dám lùi ra sau. Khi ăn thì không dám ăn trước con khác, chỉ ăn đồ thừa của chúng. Cho nên trong bầy đoàn nó không bị xua đuổi, và cuối cùng người ngoài cũng không hại được nó, do đó mà tránh được tai họa.
223. Trời đất có những điều rất tốt đẹp nhưng trời đất chẳng nói gì. Bốn mùa có phép tắc rõ ràng nhưng chúng đâu nghị luận gì. Vạn vật có lý do cấu thành nhưng chúng đâu thuyết giảng gì. Thánh nhân trở về cái đẹp của trời đất và thông đạt lý lẽ của vạn vật. Cho nên bậch chí nhân thì vô vi, bậc đại thánh thì không làm. Họ quan sát toàn cõi trời đất.
224. Công khai làm ác sẽ bị người đời trừng phạt; lén lút làm ác sẽ bị quỷ thần trừng phạt. Ai hiểu sự liên quan giữa mình với cả con người lẫn quỷ thần thì dù ở một mình cũng không làm điều ác.
225. Sự trọn lành giống như nước. Nước khéo làm lợi vạn vật mà không tranh với ai, ở chỗ chẳng ai ưa, nên gần Đạo. Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thì thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người thì nhân ái; nói năng thì thành tín; lâm chính thì cai trị an bình; làm việc thì có năng lực; hoạt động thì hợp thời. Chính vì không tranh, nên không lỗi lầm.
226. Sông biển sở dĩ làm vua trăm thung lũng chính vì khéo ở chỗ thấp, vì thế nên làm vua trăm thung lũng. Do đó, muốn ngồi trên dân, ắt phải lấy lời mà hạ mình; muốn đứng trước dân, ắt phải để thân mình ra sau. Cho nên, thánh nhân ở trên dân mà dân không thấy nặng, ở trước dân mà dân không thấy hại. Cho nên thiên hạ hân hoan ủng hộ ngài mà không chán. Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình.
227. Tướng giỏi không dùng vũ lực. Người chiến đấu giỏi không giận dữ. Người thắng giỏi không giao tranh với địch. Khéo dùng người là hạ mình dưới họ. Đó là cái đức của không tranh. Đó là dùng sức người. Đó là phối hợp với Trời, vốn là điều rất quan trọng của người xưa.
228. Dụng binh có câu: «Làm khách chớ không làm chủ. Lui một thước chớ không dám tiến một tấc.» Cho nên thánh nhân đi mà chẳng đi, xắn tay áo mà không dùng tay, bắt địch mà không đối địch, cầm binh khí mà không có binh khí. Không tai họa nào cho bằng khinh địch, khinh địch là gần mất mạng. Cho nên khi hai phe giao chiến, ai thương xót binh sĩ thì sẽ thắng.
229. Đạo Trời không tranh mà vẫn giỏi khuất phục thiên hạ.
230. Đạo trời làm lợi chứ không gây hại. Đạo thánh nhân thi hành mà không tranh với ai.
231. Mọi người đều trọng thế lực, không trọng đức, nên luôn mong cầu vượt hơn người khác. Cho nên họ đều muốn giữ phần trên trước. Thánh nhân không dám ở trên trước thiên hạ, nên mới nói là để thân ra sau. Vì thế mà một mình ở phía sau. Một mình ở phía sau tức là biết trắng nên giữ lấy đen, biết vinh nên giữ lấy nhục; xem vinh nhục chỉ là một, không lấy cái sở thích của mình để làm hệ lụy tâm; đó gọi là nhận lấy sự sỉ nhục của thiên hạ. Nếu đúng vậy, tức là bên ngoài thể hiện sự nhu thuận, mềm yếu, khiêm hạ; xem sự trống rỗng và không hủy hoại vạn vật là điều thực tế; sống ở chỗ không tranh chấp; tích chứa cái nhỏ nhặt và không hơn người để làm cái thắng lớn. Thường sống ở chỗ không tranh chấp, nên không ai tranh với ngài!
232. Tranh chấp là nghịch với đức. Người trí thì lấy điềm đạm và hoà ái mà tu dưỡng nhau; tình lý của họ phát xuất từ thiên tính, việc gì mà phải tranh chấp? Phóng túng đức mà tranh danh thì kẻ khác cũng lấy danh mà thắng ta; dùng trí mà tranh chấp thì kẻ khác cũng lấy trí để tranh với ta. Chỉ có người tài cán toàn diện và không phóng túng đức mới yên tâm trong cõi thái hòa của đức, xem vạn vật như một, không quan tâm sự mất mát của chúng, như thế sẽ không khổ lụy vì tranh danh. Tài cán toàn diện là gì? Tức là không làm rối loạn sự an tĩnh nội tâm và cùng thư thái với vạn vật. Không phóng túng đức là gì? Tức là đừng đánh mất chân tính và hãy giữ cho đức vẫn nguyên vẹn như ban sơ. Tự mình ở vị thế không tranh chấp, không hề đứng trên trước ai, mà tuỳ theo họ. Đối với sự bình hoà của người khác nếu thấy xúc động thì cũng không nói ra. Người như thế nhất định là tài cán toàn diện và không phúng túng đức.
233. Người nhân ái sẽ không có đối thủ, tuy không tranh với ai mà không ai có cách nào thắng được. Thơ xưa chép: «Bấy giờ không tranh chấp; chỉ khi ta không tranh chấp thì người khác cũng không tranh với ta.»
234. Thuận theo mà không nghịch lại, tức là hành động giống như nước; đáp ứng mà không ẩn tàng, tức là tĩnh lặng như gương soi; phụ họa mà không ca hát, tức là sự phản ứng như tiếng dội. Tuy hành động, nhưng hành động phát xuất từ vô vi, chỉ là thể hiện thiên đạo thôi, nào có tương tranh với ai? Cái đức đó đồng nhất với đạo.
235. Đạo trời làm lợi vạn vật chứ không gây hại; đạo người là hành động nhưng không tranh. Cho nên hễ cạnh tranh với thời gian thì tốt, còn cạnh tranh với người thì bị vong mạng. Do đó, kẻ tuy có vũ khí cũng không đem ra uy hiếp ai, là do không ai tranh với hắn.
236. Làm là đầu mối của tranh chấp, có làm (hữu vi) ắt sẽ có tranh chấp. Đạo thánh nhân tuy có làm nhưng không tranh chấp; lấy cái ‘không làm’ để làm, nên không tranh ai.
237. Nói chung, thiên hạ xem sự bất tranh là không tốt; xem sự bất dục là
sỉ nhục. Ai nhận được cái mà thiên hạ không ham thì sẽ có đầy đủ; ai có được
cái mà thiên hạ không tranh giành thì sẽ yên ổn.
Gửi bài viết tới Facebook