Tu kỷ, Đãi nhân.
191. Nhón chân lên, không đứng được. Xoạc chân ra không đi được. Tự coi là
sáng nên không sáng. Tự xem là phải nên không hiển dương. Tự kể công nên
không có công. Tự khoe mình nên không trường tồn. Về phương diện Đạo mà nói,
đó là các thứ thừa thải. Có người ghét chúng. Nên người có Đạo không màng.
192. Biết người là trí. Biết mình là sáng. Thắng người là kẻ có vũ lực; tự thắng mình là mạnh. Biết đủ thì giàu; Kiên trì là có ý chí. Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền. Chết mà không mất là trường thọ.
193. Theo đuổi việc học thì ngày một biết thêm; đi theo Đạo thì ngày một bớt đi [nhân dục]. Bớt rồi lại bớt cho đến mức [điềm đạm] vô vi. Vô vi nhưng không có gì là không được làm.
194. Hãy hoạt động vô vi; hãy theo sự việc không lăng xăng; hãy thưởng thức thứ vô vị; hãy làm cái bé thành lớn và cái ít thành nhiều; hãy lấy ân đức mà báo oán; hãy ấn định các kế hoạch cho sự hoàn thành của việc khó trước khi nó trở nên khó; hãy làm việc lớn từ lúc nó còn nhỏ. Các việc khó khăn trong thiên hạ, đều bắt đầu từ việc dễ. Các việc lớn trong thiên hạ, đều bắt đầu từ việc nhỏ. Cho nên, thánh nhân vì chưa hề cố gắng tỏ ra vĩ đại mà trở thành vĩ đại. Những kẻ hứa bừa bãi, sẽ khó giữ được lời. Coi cái gì cũng dễ, sẽ gặp nhiều cái khó. Do đó, thánh nhân thậm chí xem gì cũng là khó. Vì lẽ ấy mà cuối cùng không gặp khó.
195. Biết mà làm như không biết, thế là hay. Không biết mà làm như biết, thế là dở. Hễ biết cái điều dở ấy là dở tức là không dở. Thánh nhân không dở vì biết điều dở là dở, do đó mà không dở.
196. Gương sáng là do bụi không bám. Hễ bụi bám thì gương không sáng nữa. Thân cận với người hiền lâu ngày thì ta sẽ không còn lỗi lầm gì.
197. Vô vi làm chủ danh tiếng, chứa mưu lược, tuỳ thuận công việc, và làm chủ trí tuệ. Sự thể hiện của vô vi thì vô cùng nhưng không để lại dấu vết. Người vô vi hoàn thành thiên mệnh với tâm hư vô. Bậc chí nhân dụng tâm như chiếc gương soi, chẳng mong chờ cũng chẳng nghinh đón ai hay vật gì. Phản chiếu người hay vật trước nó, nhưng nó không lưu giữ các hình ảnh đó. Vì thế ngài siêu vượt trên mọi sự vật và không gây hại cho ai.
198. Bậc đại nhân dù không có hành vi hại người nhưng cũng không khoe nhân và ân; hoạt động dù không vụ lợi nhưng cũng không xem bọn gia nô là hạ tiện; dù không tranh giành hoá tài nhưng cũng không từ nhượng; dù không nhờ người giúp để xong việc nhưng cũng không khoe sự nỗ lực của bản thân và cũng không khinh miệt bọn tham ô; dù đức hạnh khác tục nhưng cũng không khoe mình khác đời; dù lẫn trong đám đông nhưng cũng không khinh miệt bọn dua nịnh. Tước lộc thế gian không làm ông xiêu lòng; hình phạt và sỉ nhục của đời không làm nhục được ông. Ông biết rằng điều đúng với điều sai không phân biệt được; điều tế vi với điều vĩ đại không có tiêu chuẩn gì. Nghe nói rằng: bậc có đạo thì vô danh, bậc chí đức thì bất đắc, bậc đại nhân thì vô kỷ.
199. Chí lễ thì không kính trọng riêng ai; chí nghĩa thì không phân biệt sự vật; chí trí thì không mưu tính gì; chí nhân thì không tỏ ra thân thiết; chí tín thì không dùng kim tiền thế chấp. Triệt bỏ sự xung động của chí, giải trừ sự sai lầm của tâm, khử bỏ sự hệ lụy của đức, làm thông sự bế tắc của đạo. 6 thứ làm xung động chí là: quý (quý), phú (giàu), hiển (phân biệt rõ), nghiêm (trang nghiêm), danh (danh tiếng), lợi (lợi nhuận). 6 thứ làm tâm sai lầm là: dung (dung mạo), động (động thái), sắc (háo sắc), lý (luận lý), khí (khí), ý (ý). 6 thứ làm lụy đức là: ố (ghét), dục (muốn), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (bi ai), lạc (vui sướng). 6 thứ làm bế tắc đạo là: khứ (từ khước), tựu (chấp nhận), thủ (nhận lãnh), dữ (tặng cho), tri (tri kiến), năng (năng lực). Bốn nhóm sáu này nếu không náo động ta thì tâm ta sẽ chính, chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng, sáng thì hư không, hư không thì vô vi. Vô vi nhưng không gì mà không được làm.
200. Gặp việc rắc rối nan giải mà phán đoán được, nắm phép tắc mà không có lòng riêng tư, thế là người tài cán.
201. Không đạm bạc thì không thể làm sáng đức, không ninh tĩnh thì không thể tiến xa, không quảng đại thì không thể rải khắp ân trạch, không hiền từ đôn hậu thì không thể an ủi vỗ về chúng dân, không công bình chính trực thì không thể quyết đoán.
202. Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường tồn. Cho nên thánh nhân để thân ở sau [thiên hạ] mà thân ở phía trước [họ]; để thân ra ngoài [phép tắc] mà thân còn. Phải chăng vì vô tư, nên vẫn thành tựu được cái riêng tư?
203. Thánh nhân không tích trữ. Càng vì người, mình càng có. Càng cho người mình càng thêm nhiều.
204. Có hai chiếc thuyền cùng đi qua sông, một chiếc là thuyền không người và va vào chiếc kia. Người chủ thuyền kia dù hẹp hòi mấy cũng không nổi giận. Nhưng nếu thuyền nọ có một người, thì chủ thuyền kia sẽ la lên để thuyền nọ dạt ra. Nếu la một tiếng mà người nọ không nghe, thì chủ thuyền la thêm lần nữa, và tiếng la lần thứ ba ắt toàn là lời thoá mạ. Lần trước không giận mà lần này lại giận là vì lần trước thuyền không, lần này thuyền có người. Ai có thể lấy hư tâm mà trải đời, thì không ai hại mình được.
205. Vì lợi mà hội tụ, đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa, thì sẽ bỏ nhau. Vì thiên tính mà hội tụ, đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa, thì sẽ giúp nhau. Giữa đoạn tuyệt và tương trợ khác biệt rất lớn. Sự giao du của người quân tử thì nhạt như nước lã; sự giao du của kẻ tiểu nhân thì ngọt nồng [vồ vập] như rượu ngọt mới cất. Nhưng cái nhạt của người quân tử sẽ dẫn đến thân tình, còn cái ngọt nồng vồ vập của kẻ tiểu nhân sẽ dẫn đến tuyệt giao. Hội tụ vô cớ thì sẽ ly tan vô cớ.
206. Thánh nhân đã tiêu dao, nên thấy trí huệ là nghiệt căn, giao ước với người là ràng buộc, đức là thuật giao tiếp, kỹ năng là hàng hoá đổi chác. Thánh nhân chẳng toan tính gì nên đâu cần trí; chẳng trau chuốt gì nên đâu cần gò bó; chẳng mất nên đâu cần được; chẳng có hàng hoá nên đâu cần mua bán. Bốn điều đó là do trời nuôi (phú bẩm). Trời nuôi tức là lương thực trời cho. Đã được trời phú bẩm, còn thiết gì đến người nữa? Thánh nhân tuy có hình thể như thế nhân, nhưng tâm tình khác thế nhân. Vì có hình thể như thế nhân nên phải chung đụng với họ. Vì tâm tình khác thế nhân, nên không màng chuyện thị phi ở đời. Thánh nhân nhỏ bé vì chung đụng với người nhưng vĩ đại vì đồng thể với trời.
207. Chia sẻ đức cho kẻ khác là bậc thánh; chia sẻ tài sản cho người khác là bậc hiền. Lấy cái hiền mà hạ cố xuống kẻ khác thì không được lòng người. Lấy cái hiền mà khiêm hạ trước người khác thì sẽ luôn được lòng người.
208. Hễ thấu suốt tận tường sự vật thì chúng quy về ta. Hễ cách trở với sự vật và bản thân ta không dung thứ chúng, thì làm sao ta dung thứ được người? Không thể dung thứ được người thì không ai thân cận. Không ai thân cận là ta bị họ từ tuyệt. Chẳng có binh khí thứ nào tàn khốc bằng ý chí; so với ý chí thì bảo kiếm Mạc Da chỉ là thuộc hạng chót. Chẳng có kẻ trộm cắp nào lớn bằng âm dương; trong cõi trời đất chẳng có nơi nào cho ta chạy thoát khỏi chúng. Chẳng phải âm dương trộm cắp, mà chính tâm ta sai chúng trộm cắp.
209. Lòng người nói chung là sâu hiểm hơn sông núi, khó biết hơn trời, vì trời còn có hạn kỳ: xuân, hạ, thu, đông, sớm mai, chiều tối, nhưng người thì bề ngoài kín đáo mà tình cảm sâu thẳm khó dò. Thế nên có nhiều kẻ bề ngoài đôn hậu mà ngầm kiêu căng tự mãn; bề ngoài giỏi giang nhưng bản chất bất tài; bề ngoài thận trọng cố chấp mà thấu tình đạt lý; bề ngoài kiên cường nhưng bản chất nhu nhược; bề ngoài hoà hoãn nhưng bản chất hung hãn. Do đó, nhiều kẻ truy cầu điều nghĩa như khát khao mà rồi vất nó như bị bỏng. Cho nên bậc quân tử sai khiến họ đi xa để xem họ có trung thành không; giao việc ở gần để xem họ có kính cẩn không; bắt họ nhọc nhằn để xem họ có năng lực không; chất vấn họ bất ngờ để xem họ có thông minh không; cho họ một kỳ hạn gấp rút để xem họ có giữ tín không; giao phó tiền bạc cho họ để xem họ có đức nhân không; báo trước nguy cơ cận kề để xem họ có giữ tiết tháo không; chuốc rượu cho say để xem họ có giữ được phép tắc không; cho họ chung chạ nam nữ để xem họ có háo sắc không. Thử thách 9 điều đó mới có thể xác định được kẻ nào bất tài vô hạnh.
210. Quân tử không đòi hỏi khe khắt nơi người khác và không để bản thân bị ngoại vật ràng buộc.
211. Bản thân ta tỏ ra lễ độ và lấy đó để xét kẻ khác. Ai yêu ta, ta yêu họ. Ai ghét ta, ta ghét họ.
212. Khuyên can người khác, mình bị vạ lây.
213. Nói chung, hễ giàu nên phát chẩn cho người nghèo; hễ sang nên thương xót kẻ hạ tiện.
214. Không bới móc lỗi lầm của người mà chỉ tuyên dương điều hay tốt của họ. Đó là điều mà người quân tử coi trọng.
192. Biết người là trí. Biết mình là sáng. Thắng người là kẻ có vũ lực; tự thắng mình là mạnh. Biết đủ thì giàu; Kiên trì là có ý chí. Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền. Chết mà không mất là trường thọ.
193. Theo đuổi việc học thì ngày một biết thêm; đi theo Đạo thì ngày một bớt đi [nhân dục]. Bớt rồi lại bớt cho đến mức [điềm đạm] vô vi. Vô vi nhưng không có gì là không được làm.
194. Hãy hoạt động vô vi; hãy theo sự việc không lăng xăng; hãy thưởng thức thứ vô vị; hãy làm cái bé thành lớn và cái ít thành nhiều; hãy lấy ân đức mà báo oán; hãy ấn định các kế hoạch cho sự hoàn thành của việc khó trước khi nó trở nên khó; hãy làm việc lớn từ lúc nó còn nhỏ. Các việc khó khăn trong thiên hạ, đều bắt đầu từ việc dễ. Các việc lớn trong thiên hạ, đều bắt đầu từ việc nhỏ. Cho nên, thánh nhân vì chưa hề cố gắng tỏ ra vĩ đại mà trở thành vĩ đại. Những kẻ hứa bừa bãi, sẽ khó giữ được lời. Coi cái gì cũng dễ, sẽ gặp nhiều cái khó. Do đó, thánh nhân thậm chí xem gì cũng là khó. Vì lẽ ấy mà cuối cùng không gặp khó.
195. Biết mà làm như không biết, thế là hay. Không biết mà làm như biết, thế là dở. Hễ biết cái điều dở ấy là dở tức là không dở. Thánh nhân không dở vì biết điều dở là dở, do đó mà không dở.
196. Gương sáng là do bụi không bám. Hễ bụi bám thì gương không sáng nữa. Thân cận với người hiền lâu ngày thì ta sẽ không còn lỗi lầm gì.
197. Vô vi làm chủ danh tiếng, chứa mưu lược, tuỳ thuận công việc, và làm chủ trí tuệ. Sự thể hiện của vô vi thì vô cùng nhưng không để lại dấu vết. Người vô vi hoàn thành thiên mệnh với tâm hư vô. Bậc chí nhân dụng tâm như chiếc gương soi, chẳng mong chờ cũng chẳng nghinh đón ai hay vật gì. Phản chiếu người hay vật trước nó, nhưng nó không lưu giữ các hình ảnh đó. Vì thế ngài siêu vượt trên mọi sự vật và không gây hại cho ai.
198. Bậc đại nhân dù không có hành vi hại người nhưng cũng không khoe nhân và ân; hoạt động dù không vụ lợi nhưng cũng không xem bọn gia nô là hạ tiện; dù không tranh giành hoá tài nhưng cũng không từ nhượng; dù không nhờ người giúp để xong việc nhưng cũng không khoe sự nỗ lực của bản thân và cũng không khinh miệt bọn tham ô; dù đức hạnh khác tục nhưng cũng không khoe mình khác đời; dù lẫn trong đám đông nhưng cũng không khinh miệt bọn dua nịnh. Tước lộc thế gian không làm ông xiêu lòng; hình phạt và sỉ nhục của đời không làm nhục được ông. Ông biết rằng điều đúng với điều sai không phân biệt được; điều tế vi với điều vĩ đại không có tiêu chuẩn gì. Nghe nói rằng: bậc có đạo thì vô danh, bậc chí đức thì bất đắc, bậc đại nhân thì vô kỷ.
199. Chí lễ thì không kính trọng riêng ai; chí nghĩa thì không phân biệt sự vật; chí trí thì không mưu tính gì; chí nhân thì không tỏ ra thân thiết; chí tín thì không dùng kim tiền thế chấp. Triệt bỏ sự xung động của chí, giải trừ sự sai lầm của tâm, khử bỏ sự hệ lụy của đức, làm thông sự bế tắc của đạo. 6 thứ làm xung động chí là: quý (quý), phú (giàu), hiển (phân biệt rõ), nghiêm (trang nghiêm), danh (danh tiếng), lợi (lợi nhuận). 6 thứ làm tâm sai lầm là: dung (dung mạo), động (động thái), sắc (háo sắc), lý (luận lý), khí (khí), ý (ý). 6 thứ làm lụy đức là: ố (ghét), dục (muốn), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (bi ai), lạc (vui sướng). 6 thứ làm bế tắc đạo là: khứ (từ khước), tựu (chấp nhận), thủ (nhận lãnh), dữ (tặng cho), tri (tri kiến), năng (năng lực). Bốn nhóm sáu này nếu không náo động ta thì tâm ta sẽ chính, chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng, sáng thì hư không, hư không thì vô vi. Vô vi nhưng không gì mà không được làm.
200. Gặp việc rắc rối nan giải mà phán đoán được, nắm phép tắc mà không có lòng riêng tư, thế là người tài cán.
201. Không đạm bạc thì không thể làm sáng đức, không ninh tĩnh thì không thể tiến xa, không quảng đại thì không thể rải khắp ân trạch, không hiền từ đôn hậu thì không thể an ủi vỗ về chúng dân, không công bình chính trực thì không thể quyết đoán.
202. Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường tồn. Cho nên thánh nhân để thân ở sau [thiên hạ] mà thân ở phía trước [họ]; để thân ra ngoài [phép tắc] mà thân còn. Phải chăng vì vô tư, nên vẫn thành tựu được cái riêng tư?
203. Thánh nhân không tích trữ. Càng vì người, mình càng có. Càng cho người mình càng thêm nhiều.
204. Có hai chiếc thuyền cùng đi qua sông, một chiếc là thuyền không người và va vào chiếc kia. Người chủ thuyền kia dù hẹp hòi mấy cũng không nổi giận. Nhưng nếu thuyền nọ có một người, thì chủ thuyền kia sẽ la lên để thuyền nọ dạt ra. Nếu la một tiếng mà người nọ không nghe, thì chủ thuyền la thêm lần nữa, và tiếng la lần thứ ba ắt toàn là lời thoá mạ. Lần trước không giận mà lần này lại giận là vì lần trước thuyền không, lần này thuyền có người. Ai có thể lấy hư tâm mà trải đời, thì không ai hại mình được.
205. Vì lợi mà hội tụ, đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa, thì sẽ bỏ nhau. Vì thiên tính mà hội tụ, đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa, thì sẽ giúp nhau. Giữa đoạn tuyệt và tương trợ khác biệt rất lớn. Sự giao du của người quân tử thì nhạt như nước lã; sự giao du của kẻ tiểu nhân thì ngọt nồng [vồ vập] như rượu ngọt mới cất. Nhưng cái nhạt của người quân tử sẽ dẫn đến thân tình, còn cái ngọt nồng vồ vập của kẻ tiểu nhân sẽ dẫn đến tuyệt giao. Hội tụ vô cớ thì sẽ ly tan vô cớ.
206. Thánh nhân đã tiêu dao, nên thấy trí huệ là nghiệt căn, giao ước với người là ràng buộc, đức là thuật giao tiếp, kỹ năng là hàng hoá đổi chác. Thánh nhân chẳng toan tính gì nên đâu cần trí; chẳng trau chuốt gì nên đâu cần gò bó; chẳng mất nên đâu cần được; chẳng có hàng hoá nên đâu cần mua bán. Bốn điều đó là do trời nuôi (phú bẩm). Trời nuôi tức là lương thực trời cho. Đã được trời phú bẩm, còn thiết gì đến người nữa? Thánh nhân tuy có hình thể như thế nhân, nhưng tâm tình khác thế nhân. Vì có hình thể như thế nhân nên phải chung đụng với họ. Vì tâm tình khác thế nhân, nên không màng chuyện thị phi ở đời. Thánh nhân nhỏ bé vì chung đụng với người nhưng vĩ đại vì đồng thể với trời.
207. Chia sẻ đức cho kẻ khác là bậc thánh; chia sẻ tài sản cho người khác là bậc hiền. Lấy cái hiền mà hạ cố xuống kẻ khác thì không được lòng người. Lấy cái hiền mà khiêm hạ trước người khác thì sẽ luôn được lòng người.
208. Hễ thấu suốt tận tường sự vật thì chúng quy về ta. Hễ cách trở với sự vật và bản thân ta không dung thứ chúng, thì làm sao ta dung thứ được người? Không thể dung thứ được người thì không ai thân cận. Không ai thân cận là ta bị họ từ tuyệt. Chẳng có binh khí thứ nào tàn khốc bằng ý chí; so với ý chí thì bảo kiếm Mạc Da chỉ là thuộc hạng chót. Chẳng có kẻ trộm cắp nào lớn bằng âm dương; trong cõi trời đất chẳng có nơi nào cho ta chạy thoát khỏi chúng. Chẳng phải âm dương trộm cắp, mà chính tâm ta sai chúng trộm cắp.
209. Lòng người nói chung là sâu hiểm hơn sông núi, khó biết hơn trời, vì trời còn có hạn kỳ: xuân, hạ, thu, đông, sớm mai, chiều tối, nhưng người thì bề ngoài kín đáo mà tình cảm sâu thẳm khó dò. Thế nên có nhiều kẻ bề ngoài đôn hậu mà ngầm kiêu căng tự mãn; bề ngoài giỏi giang nhưng bản chất bất tài; bề ngoài thận trọng cố chấp mà thấu tình đạt lý; bề ngoài kiên cường nhưng bản chất nhu nhược; bề ngoài hoà hoãn nhưng bản chất hung hãn. Do đó, nhiều kẻ truy cầu điều nghĩa như khát khao mà rồi vất nó như bị bỏng. Cho nên bậc quân tử sai khiến họ đi xa để xem họ có trung thành không; giao việc ở gần để xem họ có kính cẩn không; bắt họ nhọc nhằn để xem họ có năng lực không; chất vấn họ bất ngờ để xem họ có thông minh không; cho họ một kỳ hạn gấp rút để xem họ có giữ tín không; giao phó tiền bạc cho họ để xem họ có đức nhân không; báo trước nguy cơ cận kề để xem họ có giữ tiết tháo không; chuốc rượu cho say để xem họ có giữ được phép tắc không; cho họ chung chạ nam nữ để xem họ có háo sắc không. Thử thách 9 điều đó mới có thể xác định được kẻ nào bất tài vô hạnh.
210. Quân tử không đòi hỏi khe khắt nơi người khác và không để bản thân bị ngoại vật ràng buộc.
211. Bản thân ta tỏ ra lễ độ và lấy đó để xét kẻ khác. Ai yêu ta, ta yêu họ. Ai ghét ta, ta ghét họ.
212. Khuyên can người khác, mình bị vạ lây.
213. Nói chung, hễ giàu nên phát chẩn cho người nghèo; hễ sang nên thương xót kẻ hạ tiện.
214. Không bới móc lỗi lầm của người mà chỉ tuyên dương điều hay tốt của họ. Đó là điều mà người quân tử coi trọng.
215. Tự nguyện nhận lãnh cái cũ nát mỏng manh và đứng sau kẻ khác; như thế
thì ai ai cũng kính trọng mình.
Gửi bài viết tới Facebook