WorldCup Qatar 20/11/2022
Qatar là đất nước bằng phẳng thứ nhì thế giới, nhưng hoàn toàn không có rừng và người dân không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Quốc gia bằng phẳng thứ nhì thế giới
Qatar có độ cao trung bình so với mực nước biển là 28 mét, nơi cao nhất là 108 mét, theo World Atlas. Quốc gia này được xếp là nước bằng phẳng thứ hai trên thế giới, chỉ sau quốc đảo Maldives.
Du khách đến Qatar sẽ khó bắt gặp bất kỳ ngọn đồi hay vách đá nào, nhưng sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà chọc trời san sát.
Hoàn toàn không có rừng
Qatar là một trong số ít vùng lãnh thổ trên thế giới không có rừng. Phần lớn diện tích Qatar và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là sa mạc, không có nơi phù hợp để cây xanh phát triển thành rừng tự nhiên. Hầu hết cây xanh và các cảnh quan xanh, công viên tại Qatar là do con người tạo ra.
Chỉ 12% dân số là công dân Qatar
Qatar có dân số 3 triệu người, song chỉ 12% trong số đó là công dân Qatar, số còn lại là người nhập cư. Điều này khiến quốc gia Trung Đông trở thành nơi hội tụ của nhiều nên văn hóa và truyền thống khác nhau.
99% dân số nước này sống tại thủ đô Doha, do phần lớn diện tích đất nước là sa mạc. Qatar cũng là quốc gia có tỷ lệ chênh lệch nam nữ cao nhất thế giới. Theo điều tra dân số năm 2020, số nam giới Qatar cao gấp ba lần phụ nữ.
'Quá giàu để bị cấm vận'
Cựu bộ trưởng tài chính Qatar Ali Sharif al-Emadi từng tuyên bố năm 2017 rằng nước này quá giàu để có thể bị phong tỏa hay cấm vận. Ông cho biết ngoài xuất khẩu dầu khí, Qatar đã đa dạng hóa nền kinh tế sang ngành dịch vụ và lĩnh vực này rất khó bị phong tỏa.
Sau 50 năm phát triển, Qatar từ làng chài nghèo khó đã trở thành một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, ở mức 61.200 USD năm 2021, với khoảng 50.000 triệu phú, theo số liệu của Forbes. Trên thực tế, quốc gia Trung Đông đã cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế, phòng trường hợp cạn kiệt tài nguyên.
Năm 1998, nước này xây dựng khu tổ hợp giáo dục Education City, đặt chi nhánh của 6 trường đại học Mỹ và hai trường châu Âu, cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu và tư vấn chính sách.
Năm 2003, Qatar thành lập quỹ đầu tư quốc gia - Qatar Investment Authority, với tài sản lên tới 170 tỷ USD, nhờ doanh thu từ dầu khí. QIA đầu tư vào các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế như Ngân hàng Barclays, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Volkswagen và cả câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain của Pháp.
Giá xăng cực rẻ
Qatar là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, phần lớn nguồn thu đến từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, chiếm 60% GDP.
Điều này mang lại cho người dân Qatar rất nhiều đặc quyền, một trong số đó là giá xăng dầu rất rẻ. Giá xăng hiện nay ở Qatar là 0,57 USD/lít, theo Global Petrol Prices.
Người dân Qatar cũng được hưởng nhiều quyền lợi, như không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, làm việc trong chính phủ với mức lương cao, hưởng dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí.
Công dân được chính phủ Qatar trợ cấp mua nhà, nhận các khoản hỗ trợ về điện, nước, gas, cũng như mức lương hưu hào phóng.
Quốc gia bằng phẳng thứ nhì thế giới
Qatar có độ cao trung bình so với mực nước biển là 28 mét, nơi cao nhất là 108 mét, theo World Atlas. Quốc gia này được xếp là nước bằng phẳng thứ hai trên thế giới, chỉ sau quốc đảo Maldives.
Du khách đến Qatar sẽ khó bắt gặp bất kỳ ngọn đồi hay vách đá nào, nhưng sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà chọc trời san sát.
Hoàn toàn không có rừng
Qatar là một trong số ít vùng lãnh thổ trên thế giới không có rừng. Phần lớn diện tích Qatar và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là sa mạc, không có nơi phù hợp để cây xanh phát triển thành rừng tự nhiên. Hầu hết cây xanh và các cảnh quan xanh, công viên tại Qatar là do con người tạo ra.
Chỉ 12% dân số là công dân Qatar
Qatar có dân số 3 triệu người, song chỉ 12% trong số đó là công dân Qatar, số còn lại là người nhập cư. Điều này khiến quốc gia Trung Đông trở thành nơi hội tụ của nhiều nên văn hóa và truyền thống khác nhau.
99% dân số nước này sống tại thủ đô Doha, do phần lớn diện tích đất nước là sa mạc. Qatar cũng là quốc gia có tỷ lệ chênh lệch nam nữ cao nhất thế giới. Theo điều tra dân số năm 2020, số nam giới Qatar cao gấp ba lần phụ nữ.
'Quá giàu để bị cấm vận'
Cựu bộ trưởng tài chính Qatar Ali Sharif al-Emadi từng tuyên bố năm 2017 rằng nước này quá giàu để có thể bị phong tỏa hay cấm vận. Ông cho biết ngoài xuất khẩu dầu khí, Qatar đã đa dạng hóa nền kinh tế sang ngành dịch vụ và lĩnh vực này rất khó bị phong tỏa.
Sau 50 năm phát triển, Qatar từ làng chài nghèo khó đã trở thành một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, ở mức 61.200 USD năm 2021, với khoảng 50.000 triệu phú, theo số liệu của Forbes. Trên thực tế, quốc gia Trung Đông đã cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế, phòng trường hợp cạn kiệt tài nguyên.
Năm 1998, nước này xây dựng khu tổ hợp giáo dục Education City, đặt chi nhánh của 6 trường đại học Mỹ và hai trường châu Âu, cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu và tư vấn chính sách.
Năm 2003, Qatar thành lập quỹ đầu tư quốc gia - Qatar Investment Authority, với tài sản lên tới 170 tỷ USD, nhờ doanh thu từ dầu khí. QIA đầu tư vào các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế như Ngân hàng Barclays, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Volkswagen và cả câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain của Pháp.
Giá xăng cực rẻ
Qatar là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, phần lớn nguồn thu đến từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, chiếm 60% GDP.
Điều này mang lại cho người dân Qatar rất nhiều đặc quyền, một trong số đó là giá xăng dầu rất rẻ. Giá xăng hiện nay ở Qatar là 0,57 USD/lít, theo Global Petrol Prices.
Người dân Qatar cũng được hưởng nhiều quyền lợi, như không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, làm việc trong chính phủ với mức lương cao, hưởng dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí.
Công dân được chính phủ Qatar trợ cấp mua nhà, nhận các khoản hỗ trợ về điện, nước, gas, cũng như mức lương hưu hào phóng.