Nhà máy thủy điện ở Việt Nam.
Thủy điện Hoà Bình
- Công trình khởi công 6/11/1979, khánh thành 20/12/1994.
- Công suất lắp máy: 1.920 MW.
- Điện lượng bình quân hằng năm: 8,6 tỉ KWh.
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà
thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam
Á từ năm 1994 đến 2012 (Bị phá vỡ kỉ lục vào năm 2012 bởi Nhà máy thủy điện Sơn
La).[cần dẫn nguồn] Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ, hỗ trợ công
tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.
Bài
thơ Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà do nhà thơ Quang Huy sáng tác nói về sự
giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong công cuộc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa
Bình.
Thông số kĩ thuật chính:
- Thủy điện Hòa Bình có thiết kế mực nước dâng bình thường cao 117 m;
- Mực nước gia cường: 120 m;
- Mực nước chết: 80m;
- Các thông số trên đo độ cao so với mực nước biển;
- Diện tích hồ chứa: 208 km2;
- Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,45 tỉ mét khối nước;
- Công suất lắp máy: 1.920 MW, gồm 8 tổ máy;
- Điện lượng bình quân hằng năm: 8,6 tỉ KWh
- Đập thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả và 8 tổ máy phát điện;
- Mỗi tổ máy có công suất 240 MW;
- Vốn đầu tư: 1.904.783.458.926 đồng (1,5 tỷ Đô la Mỹ) - Tỉ giá năm 1994 -
Thủy điện Sơn La
- Công trình khởi công 2/12/2005, khánh thành 23/12/2012.
- Công suất lắp máy: 2.400 MW.
- Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KWh.
Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La,
Việt Nam. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây
dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh
thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy
thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó[1].
Thông số kỹ thuật chính
- Thủy điện Sơn La có mực nước dâng bình thường là 215 m;
- Mực nước gia cường: 217m;
- Mực nước chết: 175m.
- Diện tích hồ chứa: 224 km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.
- Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy là 400MW.
- Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KWh
- Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỷ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỷ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỷ đồng). Vốn thực tế 60.196 tỷ đồng, tăng khoảng 60% so với ban đầu.
- Diện tích lưu vực: 43.760 km2
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
- Chủ thầu chính: Tổng công ty Sông Đà
- Nhà thầu: Tổng công ty Lilama, Công ty Cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 7, Công ty cổ phần sông đà 9...
- Tổng số hộ dân phải di chuyển: 17.996 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Thứ tự xếp hạng theo sản lượng:
Thủy điện Sơn La, lớn nhất với
bình quân sản lượng hằng
năm: 10,2 tỉ KWh.
Thuỷ điện Thác Bà đứng
thứ 12, sản lượng 390 triệu Kwh/năm.
Thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu
tiên của Việt Nam. Công tác khảo sát thiết kế xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà
được tiến hành từ năm 1959 đến năm 1961. Sau hơn 10 năm xây dựng, ngày 5 tháng
10 năm 1971 nhà máy đã khởi động tổ máy số 1 và hoà lưới điện quốc gia.
-
Nhà máy thủy điện Sơn La
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình
- Nhà máy thủy điện
Lai Châu
- Nhà máy thủy điện Yaly (Gia Lai)
- Nhà máy Thủy điện Huội Quảng (Sơn La)
- Nhà máy thủy điện Trị An (Đồng Nai)
- Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận)
- Nhà máy thủy điện Na Hang (Tuyên Quang)
- Thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên)
- Nhà máy thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa)
- Nhà máy thủy điện Thác Mơ (Bình Phước)
- Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái)
Vietnam và Thế Giới:
Gửi bài viết tới Facebook