Hoạ phúc, Sinh tử.
345. Họa là chỗ dựa của phúc; phúc là chỗ dựa của họa. Nào ai biết đâu là
điểm cực hạn? Không có sự công chính sao? Công chính rồi lại thành gian tà;
thiện rồi trở thành ác. Con người u mê đã quá lâu rồi! Cho nên thánh nhân
tuy vuông vức mà không hại ai, tuy góc cạnh mà không tổn thương ai, tuy ngay
thẳng nhưng không khắc nghiệt với ai, tuy sáng rỡ nhưng không chói lòa mắt
ai.
346. Không có họa nào lớn bằng không biết đủ. Không có rủi nào lớn bằng tham cầu. Cho nên hễ biết đủ thì người ta sẽ luôn đầy đủ vậy.
347. An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau.
348. [Thánh nhân] không là nguyên do tạo phúc hay gây họa.
349. Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh.
350. Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau.
351. Chỉ ai không cầu lợi mới không bị hại; chỉ ai không cầu phúc mới không bị họa.
352. Hoạn nạn phát sinh do dục vọng nhiều; tai hại phát sinh do không phòng bị.
353. Săm soi cá ở vực sâu sẽ không tốt lành; biết rõ chuyện kín của thiên hạ sẽ gặp tai họa.
354. Không cái hoạ nào bằng cái chết; không cái phúc nào bằng sự sống. Cho nên, danh tiếng là cái túi chôn ta; vô danh là chỗ nuôi ta; tài hoá là cái hại thân ta; không có tài hoá là cái phúc để nuôi thân ta.
355. Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức.
356. Phúc chuyển thành họa, họa chuyển thành phúc, chúng chuyển hoá khôn cùng.
357. Giữ của cải phi nghĩa [để làm giàu] cũng giống như dùng thịt độc rượu độc để đỡ đói đỡ khát, nhưng chẳng tạm no lòng mà khiến cái chết xảy đến cho mình.
358. Khi sống [thể chất] người ta mềm yếu; lúc chết thì [thi thể] cứng đơ. Vạn vật và thảo mộc khi sống thì mềm yếu; lúc chết thì khô héo. Cho nên cứng mạnh cùng một bọn với chết; mềm yếu cùng một bọn với sống.
359. Sống và chết là số mệnh; sự kế tục mãi mãi giữa ngày và đêm là do trời.
360. Hễ ta có được hình hài rồi thì đến khi chết ta mới mất nó. Khi thân ta và ngoại vật va nhau hay cọ xát nhau, nó vận động hết mức như ngựa phi mà không gì cản nổi. Không buồn sao được! Suốt đời mãi vất vả mà chẳng thấy thành công, lại còn khốn đốn mỏi mệt, không biết về đâu. Đáng thương quá! Người ta cho rằng họ không chết, [nhưng sống mà như thế] liệu có ích gì? Khi hình hài lão hoá, tinh thần cũng suy theo. Không phải là quá buồn hay sao? Một kiếp người khó nói là có ngu muội hay không. Hay chỉ riêng tôi ngu muội, còn kẻ khác thì không?
361. Tâm con người lúc gần chết thì không có gì khiến nó hồi dương được nữa.
362. Trời đất cho ta hình hài, cho ta sống để lao nhọc, cho ta già để an nhàn, cho ta chết để an nghỉ. Cho nên sự sống của ta là tốt thì cái chết của ta cũng tốt. [...] yểu hay thọ, sinh hay tử đều tốt.
363. Đời người giữa cõi trời đất khác nào bóng câu qua khe cửa, thoắt hiện thoắt mất. Vạn vật đột nhiên xuất hiện rồi đột nhiên quay vào. Do chuyển hoá mà sinh ra, rồi lại do chuyển hoá mà chết. Sinh vật lấy đó mà buồn rầu; con người lấy đó mà đau khổ. Cái chết chẳng qua là sự giải thoát khỏi sự bó buộc (như lấy cái cung ra khỏi bao cung hay lấy đồ vật ra khỏi cái túi trời). Khi chết, người ta phân vân hoảng loạn; hồn phách xuất đi và thân xác cũng chết theo. Chết là chuyến trở về quê cũ rất vĩ đại đấy thôi!
364. Làm sao tôi biết ham sống chẳng phải là mê lầm? Làm sao tôi biết ghét chết chẳng phải là tâm trạng của đứa trẻ đang trở về nhà mà cứ tưởng mình bị lạc đường? Nàng Lệ Cơ – con gái quan trấn biên cương đất Ngải (của nước Lệ Nhung) mà vua Tấn Hiến Công cướp về làm thiếp – đã khóc ướt đẫm vạt áo. Đến khi về cung vua, cùng vua vui hưởng giường chiếu êm ấm và các món thịt thà ngon béo, bấy giờ nàng mới tiếc cho những giọt lệ ngày trước. Làm sao tôi biết kẻ chết không hối tiếc trước kia đã từng ham sống?
366. Sự sống tiếp nối cái chết và cái chết khởi đầu sự sống, nhưng nào ai
biết qui luật của chúng? Đời người chỉ là sự tích tụ của khí. Khí tụ lại thì
ta sống, khí phân tán thì ta chết. Đã biết sống và chết tiếp nối nhau, ta
còn lo lắng chi? Do đó vạn vật cùng một thể.
367. Ai có thể xem hư vô là đầu, sự sống là xương sống, cái chết là mông đít? Ai mà biết được sống-chết và còn-mất chỉ là một thì người đó là bạn của ta.
368. Ai hiểu được con đường bằng phẳng rồi thì khi sống không cảm thấy vui mà lúc chết cũng không cho là tai họa. Họ biết rằng kết thúc (tử) và khởi đầu (sinh) nào có cố định đâu.
369. Chết và sống cũng là vấn đề lớn.
371. Người đời đều biết sống là vui mà chưa biết sống là khổ; đều biết già
là suy nhược mà chưa biết già là an vui; đều biết cái người ta ghét là chết
mà chưa biết chết là nghỉ ngơi. Án Tử nói: «Tốt thay, từ xưa [đến nay] đã có
cái chết, để người nhân đức được nghỉ ngơi và khiến kẻ bất nhân phải chịu
báo ứng.» Cái chết là cái đạt được sau cùng. Người xưa gọi kẻ chết là «qui
nhân» (người trở về). Đã gọi kẻ chết là «qui nhân» ắt kẻ đang sống là «hành
nhân» (kẻ lữ hành). Bôn ba tha phương không biết quay về, tức là kẻ mất nhà.
Nếu chỉ có một người mất nhà, người đời sẽ chê hắn là sai; nhưng nếu cả
thiên hạ đều mất nhà, nào ai biết là sai?
372. Con người từ khi sinh ra đến lúc chết phải trải qua bốn sự chuyển hoá lớn: ấu thơ, trưởng thành, tuổi già, chết. Người ta khi ấu thơ, tâm chí chuyên nhất, khí huyết thông sướng, đạt tới sự hài hoà cao nhất, nên ngoại vật không làm hại được, đức không phải thêm. Người ta khi trưởng thành, khí huyết rất mạnh, ham muốn và tư lự nhiều, nên bị ngoại vật tác động, đức vì thế mà suy. Người ta khi già, ham muốn và tư lự bớt đi, thân thể suy nhược, ngoại vật không tranh hơn, tuy chưa thuần chân hoàn toàn như hồi ấu thơ nhưng cũng ngang với giai đoạn ấu thơ và trưởng thành. Người ta khi chết, tức là nghỉ ngơi, trở về nơi cuối cùng.
373. Phải sống mà sống hoặc phải chết mà chết, đó đều là phúc trời. Dở sống dở chết, đó là sự trừng phạt của trời. Có thể sống, có thể chết, được sống, được chết, điều đó có xảy ra. Không thể sống, không thể chết, hoặc sống, hoặc chết, điều đó có xảy ra. Sống hay chết, không phải là do ngoại vật khiến vậy hay do bản thân muốn vậy, mà đều là do số mệnh. Biết thế mà chẳng làm gì được. Cho nên nói: mịt mờ không ranh giới, qui luật tự nhiên tự tụ hội, tĩnh lặng không phân biệt, qui luật tự nhiên tự vận chuyển. Trời đất không thể mạo phạm nó, trí tuệ thánh nhân không thể can thiệp nó, quỷ quái không thể khinh thường nó. Qui luật tự nhiên thanh tĩnh mà tạo thành vạn vật; an bình, yên ổn mà không gì không làm; thuận ứng vạn vật không chút sơ sót.
374. Không phải vì ta quý sự sống mà ta sống; không phải vì ta yêu cái thân này mà nó mạnh. Không phải vì ta tởm cuộc sống mà ta chết non; không phải vì ta khinh cái thân này mà nó yếu. Cho nên có khi ta quý sự sống mà không sống, có khi ta tởm nó mà không chết; có khi ta yêu cái thân mà nó không mạnh, có khi ta khinh nó mà nó không yếu. Điều này tưởng nghịch lý nhưng lại không. Nó tự sống tự chết, tự mạnh tự yếu. Có khi quý sự sống mà sống, tởm nó mà chết; yêu thân mà mạnh, khinh nó mà yếu. Điều này tưởng thuận lý nhưng lại không. Nó cũng tự sống tự chết, tự mạnh tự yếu. Chúc Hùng bảo Văn Vương: «Muốn dài vị tất đã dài, muốn ngắn vị tất đã ngắn, tính toán mà có làm được gì đâu.» Lão Tử bảo Quan lệnh Doãn Hỉ: «Cái mà trời ghét, nào ai biết duyên cớ?» Ý nói ta phải đón trước thiên ý, suy xét lợi hại mà không theo cách thức chúng đã xảy ra.
346. Không có họa nào lớn bằng không biết đủ. Không có rủi nào lớn bằng tham cầu. Cho nên hễ biết đủ thì người ta sẽ luôn đầy đủ vậy.
347. An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau.
348. [Thánh nhân] không là nguyên do tạo phúc hay gây họa.
349. Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh.
350. Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau.
351. Chỉ ai không cầu lợi mới không bị hại; chỉ ai không cầu phúc mới không bị họa.
352. Hoạn nạn phát sinh do dục vọng nhiều; tai hại phát sinh do không phòng bị.
353. Săm soi cá ở vực sâu sẽ không tốt lành; biết rõ chuyện kín của thiên hạ sẽ gặp tai họa.
354. Không cái hoạ nào bằng cái chết; không cái phúc nào bằng sự sống. Cho nên, danh tiếng là cái túi chôn ta; vô danh là chỗ nuôi ta; tài hoá là cái hại thân ta; không có tài hoá là cái phúc để nuôi thân ta.
355. Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức.
356. Phúc chuyển thành họa, họa chuyển thành phúc, chúng chuyển hoá khôn cùng.
357. Giữ của cải phi nghĩa [để làm giàu] cũng giống như dùng thịt độc rượu độc để đỡ đói đỡ khát, nhưng chẳng tạm no lòng mà khiến cái chết xảy đến cho mình.
358. Khi sống [thể chất] người ta mềm yếu; lúc chết thì [thi thể] cứng đơ. Vạn vật và thảo mộc khi sống thì mềm yếu; lúc chết thì khô héo. Cho nên cứng mạnh cùng một bọn với chết; mềm yếu cùng một bọn với sống.
359. Sống và chết là số mệnh; sự kế tục mãi mãi giữa ngày và đêm là do trời.
360. Hễ ta có được hình hài rồi thì đến khi chết ta mới mất nó. Khi thân ta và ngoại vật va nhau hay cọ xát nhau, nó vận động hết mức như ngựa phi mà không gì cản nổi. Không buồn sao được! Suốt đời mãi vất vả mà chẳng thấy thành công, lại còn khốn đốn mỏi mệt, không biết về đâu. Đáng thương quá! Người ta cho rằng họ không chết, [nhưng sống mà như thế] liệu có ích gì? Khi hình hài lão hoá, tinh thần cũng suy theo. Không phải là quá buồn hay sao? Một kiếp người khó nói là có ngu muội hay không. Hay chỉ riêng tôi ngu muội, còn kẻ khác thì không?
361. Tâm con người lúc gần chết thì không có gì khiến nó hồi dương được nữa.
362. Trời đất cho ta hình hài, cho ta sống để lao nhọc, cho ta già để an nhàn, cho ta chết để an nghỉ. Cho nên sự sống của ta là tốt thì cái chết của ta cũng tốt. [...] yểu hay thọ, sinh hay tử đều tốt.
363. Đời người giữa cõi trời đất khác nào bóng câu qua khe cửa, thoắt hiện thoắt mất. Vạn vật đột nhiên xuất hiện rồi đột nhiên quay vào. Do chuyển hoá mà sinh ra, rồi lại do chuyển hoá mà chết. Sinh vật lấy đó mà buồn rầu; con người lấy đó mà đau khổ. Cái chết chẳng qua là sự giải thoát khỏi sự bó buộc (như lấy cái cung ra khỏi bao cung hay lấy đồ vật ra khỏi cái túi trời). Khi chết, người ta phân vân hoảng loạn; hồn phách xuất đi và thân xác cũng chết theo. Chết là chuyến trở về quê cũ rất vĩ đại đấy thôi!
364. Làm sao tôi biết ham sống chẳng phải là mê lầm? Làm sao tôi biết ghét chết chẳng phải là tâm trạng của đứa trẻ đang trở về nhà mà cứ tưởng mình bị lạc đường? Nàng Lệ Cơ – con gái quan trấn biên cương đất Ngải (của nước Lệ Nhung) mà vua Tấn Hiến Công cướp về làm thiếp – đã khóc ướt đẫm vạt áo. Đến khi về cung vua, cùng vua vui hưởng giường chiếu êm ấm và các món thịt thà ngon béo, bấy giờ nàng mới tiếc cho những giọt lệ ngày trước. Làm sao tôi biết kẻ chết không hối tiếc trước kia đã từng ham sống?
365. Họ coi sự sống [nặng nề] như cái bướu dính vào thân lâu ngày, và xem
cái chết [thoải mái] như cái ung nhọt bị vỡ. Nếu quả đúng như vậy, làm sao
họ biết được giữa sống và chết cái nào có trước cái nào có sau?
367. Ai có thể xem hư vô là đầu, sự sống là xương sống, cái chết là mông đít? Ai mà biết được sống-chết và còn-mất chỉ là một thì người đó là bạn của ta.
368. Ai hiểu được con đường bằng phẳng rồi thì khi sống không cảm thấy vui mà lúc chết cũng không cho là tai họa. Họ biết rằng kết thúc (tử) và khởi đầu (sinh) nào có cố định đâu.
369. Chết và sống cũng là vấn đề lớn.
370. Con người khi sinh ra là sinh cùng với ưu sầu.
372. Con người từ khi sinh ra đến lúc chết phải trải qua bốn sự chuyển hoá lớn: ấu thơ, trưởng thành, tuổi già, chết. Người ta khi ấu thơ, tâm chí chuyên nhất, khí huyết thông sướng, đạt tới sự hài hoà cao nhất, nên ngoại vật không làm hại được, đức không phải thêm. Người ta khi trưởng thành, khí huyết rất mạnh, ham muốn và tư lự nhiều, nên bị ngoại vật tác động, đức vì thế mà suy. Người ta khi già, ham muốn và tư lự bớt đi, thân thể suy nhược, ngoại vật không tranh hơn, tuy chưa thuần chân hoàn toàn như hồi ấu thơ nhưng cũng ngang với giai đoạn ấu thơ và trưởng thành. Người ta khi chết, tức là nghỉ ngơi, trở về nơi cuối cùng.
373. Phải sống mà sống hoặc phải chết mà chết, đó đều là phúc trời. Dở sống dở chết, đó là sự trừng phạt của trời. Có thể sống, có thể chết, được sống, được chết, điều đó có xảy ra. Không thể sống, không thể chết, hoặc sống, hoặc chết, điều đó có xảy ra. Sống hay chết, không phải là do ngoại vật khiến vậy hay do bản thân muốn vậy, mà đều là do số mệnh. Biết thế mà chẳng làm gì được. Cho nên nói: mịt mờ không ranh giới, qui luật tự nhiên tự tụ hội, tĩnh lặng không phân biệt, qui luật tự nhiên tự vận chuyển. Trời đất không thể mạo phạm nó, trí tuệ thánh nhân không thể can thiệp nó, quỷ quái không thể khinh thường nó. Qui luật tự nhiên thanh tĩnh mà tạo thành vạn vật; an bình, yên ổn mà không gì không làm; thuận ứng vạn vật không chút sơ sót.
374. Không phải vì ta quý sự sống mà ta sống; không phải vì ta yêu cái thân này mà nó mạnh. Không phải vì ta tởm cuộc sống mà ta chết non; không phải vì ta khinh cái thân này mà nó yếu. Cho nên có khi ta quý sự sống mà không sống, có khi ta tởm nó mà không chết; có khi ta yêu cái thân mà nó không mạnh, có khi ta khinh nó mà nó không yếu. Điều này tưởng nghịch lý nhưng lại không. Nó tự sống tự chết, tự mạnh tự yếu. Có khi quý sự sống mà sống, tởm nó mà chết; yêu thân mà mạnh, khinh nó mà yếu. Điều này tưởng thuận lý nhưng lại không. Nó cũng tự sống tự chết, tự mạnh tự yếu. Chúc Hùng bảo Văn Vương: «Muốn dài vị tất đã dài, muốn ngắn vị tất đã ngắn, tính toán mà có làm được gì đâu.» Lão Tử bảo Quan lệnh Doãn Hỉ: «Cái mà trời ghét, nào ai biết duyên cớ?» Ý nói ta phải đón trước thiên ý, suy xét lợi hại mà không theo cách thức chúng đã xảy ra.
375. Con người khi sống thì thương xót nhau, khi chết thì làm đau lòng
nhau.
Lê Anh Minh dịch.
Gửi bài viết tới Facebook