Danh lợi, Đắc thất.
337. Danh với thân, cái nào quý hơn? Thân với của, cái nào trọng hơn? Được
với mất, cái nào khổ hơn? Cho nên, yêu lắm ắt hao phí nhiều. Chứa lắm ắt mất
nhiều. Biết đủ sẽ không nhục. Biết dừng sẽ không nguy. Có thể trường cửu.
338. Có vua nọ mời Trang Chu [ra làm quan], Trang Chu trả lời sứ giả: «Ông có từng thấy con bò để tế không? Người ta mặc vải thêu hoa cho nó, cho nó ăn cỏ và đậu lớn. Rồi ngày kia nó bị dắt đến nhà Thái Miếu [để cúng tế]. Bấy giờ dù nó có muốn trở lại làm con bê cô đơn, liệu có thể được chăng?»
339. Dù cả thế gian khen ngợi, ông cũng không nỗ lực thêm; dù cả thế gian chê bai ông cũng không thối chí nản lòng; ông đã phân biệt được giữa trong và ngoài, đã xác định được ranh giới giữa vinh và nhục. Ông ta đã như thế rồi.
340. Tử Trương hỏi Mãn Cẩu Đắc: «Sao anh không tu dưỡng phẩm hạnh? Không có phẩm hạnh thì anh không được ai tin; không được ai tin, thì anh không được giao việc; không được giao việc thì anh đâu có lợi lộc gì. Cho nên, xét về danh và lợi, thì nghĩa mới là điều đúng. Nếu vất bỏ danh lợi, chỉ phản tỉnh nơi tâm, sẽ thấy kẻ sĩ tu dưỡng phẩm hạnh đâu chỉ có một ngày.» Mãn Cẩu Đắc đáp: «Kẻ vô sỉ thì giàu, kẻ lắm người tin tưởng thì nổi danh. Do đó cái lớn lao của danh lợi gần như phát xuất từ vô sỉ và được tin tưởng. Cho nên xét theo danh và lợi thì được tin tưởng mới là điều đúng. Nếu vất bỏ danh lợi, chỉ phản tĩnh nơi tâm, sẽ thấy kẻ sĩ tu dưỡng phẩm hạnh chỉ ôm giữ được thiên tính mà thôi.»
341. Tri Hoà nói: «Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay lỗ tai bọn nhà giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng sặc mùi vị thịt thà và rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] là hết sức nguy hại trong thiên hạ, nhưng họ đều quên mà không biết xem xét; cho đến lúc hoạn nạn lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn cũng không được. Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?»
342. Trang Tử trả lời: «Khi vua Tần bị bệnh, thái y được vua triệu đến phá một cái ung hay nặn một cái mụn thì được một cỗ xe; ai liếm trĩ của vua thì được năm cỗ xe. Cách trị càng hèn hạ thì càng có nhiều xe.»
343. Ngày xưa gọi là ‘đắc chí’ chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là ‘đắc chí’ chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân xác; chẳng liên quan gì đến tính mệnh ta. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được. Do đó, chúng ta không nên vì chức tước bổng lộc mà khoái chí, cũng đừng vì cùng khốn mà buông theo thói đời.
338. Có vua nọ mời Trang Chu [ra làm quan], Trang Chu trả lời sứ giả: «Ông có từng thấy con bò để tế không? Người ta mặc vải thêu hoa cho nó, cho nó ăn cỏ và đậu lớn. Rồi ngày kia nó bị dắt đến nhà Thái Miếu [để cúng tế]. Bấy giờ dù nó có muốn trở lại làm con bê cô đơn, liệu có thể được chăng?»
339. Dù cả thế gian khen ngợi, ông cũng không nỗ lực thêm; dù cả thế gian chê bai ông cũng không thối chí nản lòng; ông đã phân biệt được giữa trong và ngoài, đã xác định được ranh giới giữa vinh và nhục. Ông ta đã như thế rồi.
340. Tử Trương hỏi Mãn Cẩu Đắc: «Sao anh không tu dưỡng phẩm hạnh? Không có phẩm hạnh thì anh không được ai tin; không được ai tin, thì anh không được giao việc; không được giao việc thì anh đâu có lợi lộc gì. Cho nên, xét về danh và lợi, thì nghĩa mới là điều đúng. Nếu vất bỏ danh lợi, chỉ phản tỉnh nơi tâm, sẽ thấy kẻ sĩ tu dưỡng phẩm hạnh đâu chỉ có một ngày.» Mãn Cẩu Đắc đáp: «Kẻ vô sỉ thì giàu, kẻ lắm người tin tưởng thì nổi danh. Do đó cái lớn lao của danh lợi gần như phát xuất từ vô sỉ và được tin tưởng. Cho nên xét theo danh và lợi thì được tin tưởng mới là điều đúng. Nếu vất bỏ danh lợi, chỉ phản tĩnh nơi tâm, sẽ thấy kẻ sĩ tu dưỡng phẩm hạnh chỉ ôm giữ được thiên tính mà thôi.»
341. Tri Hoà nói: «Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay lỗ tai bọn nhà giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng sặc mùi vị thịt thà và rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] là hết sức nguy hại trong thiên hạ, nhưng họ đều quên mà không biết xem xét; cho đến lúc hoạn nạn lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn cũng không được. Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?»
342. Trang Tử trả lời: «Khi vua Tần bị bệnh, thái y được vua triệu đến phá một cái ung hay nặn một cái mụn thì được một cỗ xe; ai liếm trĩ của vua thì được năm cỗ xe. Cách trị càng hèn hạ thì càng có nhiều xe.»
343. Ngày xưa gọi là ‘đắc chí’ chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là ‘đắc chí’ chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân xác; chẳng liên quan gì đến tính mệnh ta. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được. Do đó, chúng ta không nên vì chức tước bổng lộc mà khoái chí, cũng đừng vì cùng khốn mà buông theo thói đời.
344. Dương Chu nói: «Làm việc thiện không phải vì danh, mà danh sẽ đi theo
nó; danh không mong lợi, nhưng lợi sẽ quy tụ về; lợi không mong tranh chấp,
nhưng tranh chấp sẽ đến; do đó bậc quân tử phải thận trọng khi làm việc
thiện.»
Lê Anh Minh dịch.
Gửi bài viết tới Facebook