Lập trình hướng đối tượng OOP với PHP
OOP - Khái niệm về lập trình hướng đối tượng
Hướng đối tượng là gì?
OOP - lập trình hướng đối tượng không chỉ sử dụng các cú pháp viết
code mới mà nó làm bạn thay đổi cách nghĩ về một vấn đề bài toán đặt ra.
Rất nhiều lập trình viên mắc lỗi khi ứng dụng một cách không thích
hợp lý thuyết về lập trình hướng đối tượng.
Việc lập trình ứng dụng quen thuộc thực hiện theo một quy trình có
thể bạn đã bết ví dụ: Một người dùng nhập thông tin vào HMTL form;
Mã PHP sẽ kiểm tra dữ liệu đó; gửi dữ liệu đó bằng email; lưu trữ dữ liệu đó vào database ... vân vân ..., ở quy trình đó ta thấy nó biểu
thị bởi các động từ đơn giản (hành động) như: kiểm tra, gửi mail, lưu trữ ... và các danh từ như dữ liệu.
Với lập trình hướng thủ tục
thì việc lập trình tập trung vào các động từ
: làm điều gì đó, sau đó làm gì đó, làm gì đó ...
Với lập trình hướng đối tượng
thì nó lại tập trung trên các danh từ: cái gì giúp cho ứng dụng hoạt động.
Một cách tương đối, bạn cần xác định các động từ, danh từ cần thiết
cho ứng dụng. Dựa trên so sánh của hai tập hợp này mà chọn cho mình mô
hình thiết kế ứng dụng sao cho phù hợp
là dựa trên hướng đối tượng
hay hướng thủ tục
Một vài khái niệm cơ sở về OOP
class và object
Hai khái niệm quan trọng nhất trong OOP là lớp(class) và đối tượng (object).
Một lớp
class là định nghĩa về đối sự việc tổng quát. Còn một đối tượng
object là một triển khai cụ thể về điều được định nghĩa bởi class
.
Để lập trình theo OOP, bạn phải thiết kế ra các class
và triển khai (ứng dụng) chúng để sinh ra các đối tượng cần thiết.
Module hóa ứng dụng
Một trong các triết lý của OOP đó là module hóa
: chia
ứng dụng ra thành nhiều phần nhỏ tách biệt. Ví dụ một website có rất
nhiều thứ cần làm:
tương tác với CSDL, gửi email, nhận lý dữ liệu gửi đến từ form, sinh mã
HTML cho trang ... Thế thì mỗi thứ này, có thể phát triển riêng biệt gọi
chúng là các module
và nhiều khi chúng sẽ tương ứng với class
. Bằng cách tách biết sự liên quan giữa các phần tử như vậy, giúp bạn phát triển, cập nhật, gỡ rối đơn giản hơn rất nhiều.
Trừu tượng hóa abstract
Trừu tượng trong OOP liên quan tới việc các lớp được định nghĩa rất chung - bao quát, điều khá khó hiểu với người mới. Ví dụ, thay vì thiết kế thẳng một lớp chuyên tương tác với CSDL MySQL, bạn lại thiết kế một lớp tương tác với không phải một CSDL cụ thể nào mà là chung thì lớp đó gọi là trừu tượng. Từ lớp chung đó, khi cần dùng riêng cho MySQL bạn sẽ quá tải các hàm, có thể định nghĩa thêm một số đặc tính đặc thù là có thể sử dụng với MySQL, tương tự với các loại CSDL cụ thể khác.
Tính đóng gói
Đóng gói cũng là một khái niệm cơ sở của OOP, có nghĩa là cách hoạt
động sao cho có kết quả yêu cầu/cách thay đổi trạng thái của đối tượng
sẽ không cần biết bởi đối tượng sử dụng.
Có nghĩa nó là một hộp đen
, không cần biết bên trong hoạt động ra sao mà chỉ quan tâm kết quả phản ứng của hộp đen đó với các yêu cầu.
Trên đây là các khái niệm rất cơ bản, chúng được làm rõ qua các ví dụ cụ thể.
Tạo class (lớp)
Để tạo ra một lớp bạn sử dụng từ khóa class
tiếp theo là tên class, toàn bộ nội dung class
định nghĩa trong cặp {}
php
class MyClass
{
// Các thuộc tính của lớp (dữ liệu)
// Các phương thức - method của lớp (hàm) định nghĩa ở đây
}
?>
Sau khi có được định nghĩa lớp như vậy, việc tạo ra một đối tượng của lớp thì dùng toán tử new
: $obj = new MyClass;
, để xem nội dung class có thể dùng var_dump
Bạn ghi đoạn code sau vào file ví dụ test.php và chạy thử
php
class MyClass
{
}
$obj = new MyClass;
var_dump($obj);
?>
//Out: object(MyClass)
Các thuộc tính, phương thức là thành viên của lớp
Bên trong class
có biến và hàm được gọi với tên là thuộc tính của lớp
, phương thức của lớp
. Toàn bộ tập hợp các thuộc tính và phương thức của lớp
được gọi là thành viên (member
) của lớp.
Các phương thức được định nghĩa, khai báo bên trong lóp giống như
cách khai bảo một hàm bên ngoài thông thường, nó có thể trả về giá trị,
nó có thể có tham số, tham số mặc định ...Ví dụ sau định nghĩa hàm functionName
trong lớp.
class ClassName { function functionName() { // Code của hàm ở đây. } }
Lưu ý, với hàm trong lớp (phương thức) khi định nghĩa thì nó thường bắt đầu bằng các từ xác định phạm vi truy cập (visibility
bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần kế thừa) với các từ khóa:
public
, private
hoặc protected
nếu khi định nghĩa hàm không chỉ ra một trong các từ khóa này thì phương thức đó được hiểu là public
Một thành viên lớp (method và thuộc tính), có các khả năng truy cập khi định nghĩa như sau:
public
thành viên này có thể truy cập ở bất kỳ đâuprivate
chỉ có thể truy cập từ chính lớp định nghĩa ra thành viênprotected
chỉ có thể truy cập từ chính lớp định nghĩa ra thành viên và các lớp kế thừa nó
Định nghĩa các thuộc tính (biến) của lớp giống với định nghĩa biến thông thường nhưng có kèm theo tiền tố là các từ khóa xác định phạm vi truy cập. Ví dụ sau định nghĩa lớp có thuộc tính và phương thức sử dụng các từ khóa định nghĩa phạm vi truy cập:
php
class User
{
public $name = "User Name";
private $age;
private $info;
public function setAge($name, $age)
{
$this->age = $age;
$this->name = $name;
$this->processInfomation();
}
protected function processInfomation()
{
return $this->info = $this->name.' is '.$this->age.' years old';
}
}
?>
Truy cập thành viên với ->
và thuộc tính $this
Khi bạn đã có một đối tượng tạo ra từ lớp (ví dụ $obj
) thì để truy cập thành viên public
của lớp sẽ dùng ký hiệu mũi tên ->
.
Ví dụ $obj->name
; $obj->setAge()
...
Từ một thành viên hàm của lớp, bạn muốn truy cập tới thành viên hàm khác thì trong OOP với PHP sử dụng ký hiệu $this
như là đối tượng, nó kết hợp với ->
để tham khảo đến thành viên khác.
Bạn ghi code sau vào file ví dụ test.php và chạy thử, để ý cách sử dụng ->
; $this
; protect
...
php
class User
{
public $name = "User Name";
private $age;
private $info;
public function setAge($name, $age)
{
$this->age = $age;
$this->name = $name;
$this->processInfomation();
}
protected function processInfomation()
{
return $this->info = $this->name.' is '.$this->age.' years old';
}
public function getInfo() {
return $this->info;
}
}
$user = new User();
$user->setAge("Nam", 20);
echo $user->getInfo();
?>
Hàm tạo
Hàm tạo là loại hàm đặc biệt trong lớp, sự khác biệt của nó với các hàm thông thường ở 3 điểm:
- Tên của hàm luôn là
__construct
- Hàm này luôn được tự động chạy khi đối tượng được tạo ra
- Nó không thể có câu lệnh
return
để trả về giá trị hàm
Hàm tạo là nơi thích hợp để khởi tạo các tham số cho lớp, thi hành các tác vụ ban đầu khi đối được tạo ra. Hàm tạo cũng chứa tham số như các hàm thông thường khác.
class bookdef {
protected $price;
protected $title;
function __construct( $title, $price ){
$this->price = $price;
$this->title = $title;
}
public function getTitle()
{
return $this->title;
}
}
$vatly = new bookdef("VAT LY LOP 10",20000);
$toan = new bookdef("TOAN 10",30000);
echo $vatly->getTitle();
echo $toan->getTitle();
?>
Tính kế thừa
Khi định nghĩa các lớp (lớp con) bạn có thể cho lớp đó kế thừa các đặc tính từ một lớp khác
(gọi là lớp cha) bằng từ khóa extends
.
class Child extends Parent { //.. }
Khi định nghĩa lớp như vậy
- Lớp con sẽ có tất cả các thành viên biến (thuộc tính) khai báo trong lớp cha
- Lớp con sẽ có tất cả các thành viên hàm giống lớp cha, mặc định những hàm này làm việc giống với cách làm việc của lớp cha
- Trong lớp con có thể thêm các thuộc tính riêng, các phương thức riêng hoặc định nghĩa lại (quá tải) phương thức cha
Quá tải hàm là định nghĩa hàm trùng tên với hàm của lớp cha, mục đích
chính là định nghĩa lại hàm nào đó quả lớp cha. Ví dụ dưới là hàm play
Ví dụ tạo lớp cha Pet
và lớp con Dog
và Cat
kế thừa từ Pet
class Pet {
public $name;
function __construct($pet_name) {
$this->name = $pet_name;
}
function eat() {
echo "$this->name is eating.
";
$this->play();
}
function sleep() {
echo "$this->name is sleeping.
";
}
function play() {
echo "$this->name is playing.
";
}
}
class Cat extends Pet {
function play() {
echo "$this->name is climbing.
";
}
}
class Dog extends Pet {
function play() {
echo "$this->name is fetching.
";
}
}
$dog = new Dog('Satchel');
$cat = new Cat('Bucky');
$pet = new Pet('Rob');
$dog->eat();
$cat->eat();
$pet->eat();
$dog->sleep();
$cat->sleep();
$pet->sleep();
$dog->play();
$cat->play();
$pet->play();
?>
Giao diện - Interface
Interface nó cung cấp tên các hàm chung để triển khai mã. Có thể nói interface (giao diện) là bộ khung mẫu để triển khai mã.
Để tạo ra interface cách tạo tương tự như class với keyword là interface
và phần thân các phương thức không phải định nghĩa. Tất cả các phương thức trong interface là public
Ví dụ về tạo một interface
php
interface ILogger
{
public function log($message);
}
?>
Như vậy bạn thấy interface chỉ có tên interface và tên các phương
thức. Giờ một lớp triển khai mã theo giao diện này sẽ định nghĩa lớp với
cách sử dụng từ khóa implements
php
class ClassName implements InterfaceName1, InterfaceName2
{
}
?>
Khi lớp triển khai theo giao diện nào thì tất cả các hàm của giao diện đó lớp phải định nghĩa code đầy đủ. Ví dụ triển khai giao diện ILogger
php
class FileLogger implements ILogger{
public function log($message){
echo sprintf("Log %s to the file\n",$message);
}
}
class DBLogger implements ILogger{
public function log($message){
echo sprintf("Log %s to the database\n",$message);
}
}
Lớp trừu tượng
Phương thức trừu tượng(hàm) là hàm khai báo với từ khóa abstract
, nó chỉ là tên phương thức không chứa mã triển khai. Hàm khai báo như sau:
abstract public function abstractMethod();
Khi một lớp có ít nhất một hàm trừu tượng thì lớp đó được gọi là lớp trừu tượng và trong khai báo lớp cũng chỉ ra từ khóa abstract
php abstract class abstractClass{ abstract public function abstractMethod(); //.. các phương thức - thuộc tính khác }
Lớp trừu tượng trong PHP được dùng như một lớp mẫu, không được sử dụng trực tiếp mà phải triển khai kế thừa lớp trừu tượng và định nghĩa lại các hàm trừu tượng.
Ví dụ về lớp trừu tượng:
php abstract class Person{ protected $firstName; protected $lastName; public function __construct($firstName,$lastName){ $this->firstName = $firstName; $this->lastName = $lastName; } public function __toString(){ return sprintf("%s, %s",$this->lastName, $this->firstName); } abstract public function getSalary(); } ?>
Với lớp trừu tượng Person
trên nếu dùng khởi tạo trực tiếp lớp như sau sẽ lỗi:
$p = new Person('John','Doe');
Để sử dụng đúng, cần kế thừa lớp trừu tượng và định nghĩa lại hàm trừu tượng cần thiết:
php class Employee extends Person{ private $salary; public function __construct($firstName,$lastName,$salary){ parent::__construct($firstName, $lastName); $this->salary = $salary; } public function getSalary(){ return $salary; } } $e = new Employee('John','Doe',5000); echo $e;
Gửi bài viết tới Facebook