Chung thuỷ, Hữu vô.
424. Thiên hạ có khởi điểm. Khởi điểm ấy là mẹ thiên hạ. Đã được mẹ thì
biết con. Đã biết con thì trở về giữ mẹ. Cho đến chết, thân cũng không gặp
nguy.
425. Cẩn thận lúc cuối như lúc đầu, sẽ không hư việc.
426. Có cái khởi đầu. Có cái khởi đầu trước cái khởi đầu đó. Có cái khởi đầu trước cái khởi đầu trước khi có cái khởi đầu đó.
427. Nhiễm Cầu hỏi Khổng Tử: «[Thưa thầy], ta có thể biết trước khi có trời đất thì thế nào không?» Khổng Tử đáp: «Biết được. Xưa và nay cũng như nhau.» Nhiễm Cầu không hỏi thêm, và rút lui. Tuy nhiên, hôm sau ông gặp Khổng Tử và hỏi: «Hôm qua con hỏi thầy rằng ta có thể biết trước khi có trời đất thì thế nào không. Thầy trả lời là biết được, xưa cũng như nay. Hôm qua con dường như hiểu rõ thầy, nhưng hôm nay con tăm tối. Con xin thầy giải thích điều này.» Khổng Tử đáp: «Hôm qua anh dường như hiểu rõ ta vì cái thần của anh đoán được câu trả lời của ta. Hôm nay anh dường tăm tối vì anh không ở trong trạng thái có thần và cố tìm ý nghĩa. Trong vấn đề này, không có xưa cũng không có nay, không có khởi đầu cũng không có chấm dứt. Lẽ nào có con cháu trước khi có con cháu khác?»
428. Có khởi đầu phải có kết thúc, có sống phải có chết.
429. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của sự vật. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn của sự vật.
430. Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không.
431. Có và Không sinh ra lẫn nhau.
432. Vũ trụ có Hữu, có Vô, có Cái-trước-khi-có-Vô, có cái trước khi có Cái-trước-khi-có-Vô. Trong một khoảnh khắc có Hữu có Vô nhưng chưa biết giữa Hữu và Vô này rốt cuộc cái nào đích thực là Hữu, cái nào đích thực là Vô. Như bây giờ tôi đã nói một lời, nhưng chưa biết cái lời tôi đã nói rốt cuộc là có lời nói hay không có lời nói?
433. Quang Diệu hỏi Vô Hữu: «Thưa ngài, ngài tồn tại hay không tồn tại?» Không thấy Vô Hữu trả lời, Quang Diệu bèn nhìn dung mạo của Vô Hữu: đó là một sự trống rỗng mờ mịt. Suốt ngày Quang Diệu nhìn nó nhưng không thấy gì, lắng nghe nó nhưng không nghe thấy gì, tóm chặt nó nhưng không nắm được gì. Quang Diệu bèn hỏi: «Hay lắm! Ai có thể đạt tới điều này? Tôi có thể có ý niệm về Vô và Hữu, nhưng tôi chưa có ý niệm về Vô Vô (cái Không không tồn tại). Vậy ắt vẫn còn có Vô Hữu (cái Có không tồn tại). Làm sao đạt được điều này?»
434. Thời hết sức xa xưa chỉ có Vô, không có Hữu, và không có tên. Từ Vô đến Hữu thì Một sinh ra trước hết. Một tuy tồn tại nhưng không có hình dáng.
435. Căn cứ vào cái nó vốn có mà nói nó có, thì vạn vật không gì là không có; căn cứ vào cái nó vốn không có mà nói nó không có, thì vạn vật không gì là không không có.
436. Có sinh, có tử, có xuất, có nhập. Xuất nhập nhưng không thấy hình thể, đó gọi là Thiên Môn (Cửa Trời). Thiên Môn là Vô Hữu (Không Có). Vạn vật phát sinh từ Vô Hữu. Cái có không thể phát sinh từ Hữu, mà phát sinh từ Vô Hữu. Nhưng chính Vô Hữu cũng không có. Thánh nhân giấu tâm trong cái Vô Hữu này.
437. Cái có sở dĩ có là nhờ cậy cái không mà sinh ra. Sự việc sở dĩ có là do cái không mà thành. Hễ có thể nói mà không dùng lời, gọi tên mà không cần tên, xem mà không cần hình thể, nghe mà không cần âm thanh, thì bấy giờ Đạo được toàn vẹn.
438. Vạn vật trong thiên hạ đều sinh từ cái có, mà cái khởi đầu của có chính là không, tức là lấy không làm gốc.
439. Cái vô hình và vô danh là tông tổ (tổ tiên, gốc gác) của vạn vật.
425. Cẩn thận lúc cuối như lúc đầu, sẽ không hư việc.
426. Có cái khởi đầu. Có cái khởi đầu trước cái khởi đầu đó. Có cái khởi đầu trước cái khởi đầu trước khi có cái khởi đầu đó.
427. Nhiễm Cầu hỏi Khổng Tử: «[Thưa thầy], ta có thể biết trước khi có trời đất thì thế nào không?» Khổng Tử đáp: «Biết được. Xưa và nay cũng như nhau.» Nhiễm Cầu không hỏi thêm, và rút lui. Tuy nhiên, hôm sau ông gặp Khổng Tử và hỏi: «Hôm qua con hỏi thầy rằng ta có thể biết trước khi có trời đất thì thế nào không. Thầy trả lời là biết được, xưa cũng như nay. Hôm qua con dường như hiểu rõ thầy, nhưng hôm nay con tăm tối. Con xin thầy giải thích điều này.» Khổng Tử đáp: «Hôm qua anh dường như hiểu rõ ta vì cái thần của anh đoán được câu trả lời của ta. Hôm nay anh dường tăm tối vì anh không ở trong trạng thái có thần và cố tìm ý nghĩa. Trong vấn đề này, không có xưa cũng không có nay, không có khởi đầu cũng không có chấm dứt. Lẽ nào có con cháu trước khi có con cháu khác?»
428. Có khởi đầu phải có kết thúc, có sống phải có chết.
429. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của sự vật. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn của sự vật.
430. Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không.
431. Có và Không sinh ra lẫn nhau.
432. Vũ trụ có Hữu, có Vô, có Cái-trước-khi-có-Vô, có cái trước khi có Cái-trước-khi-có-Vô. Trong một khoảnh khắc có Hữu có Vô nhưng chưa biết giữa Hữu và Vô này rốt cuộc cái nào đích thực là Hữu, cái nào đích thực là Vô. Như bây giờ tôi đã nói một lời, nhưng chưa biết cái lời tôi đã nói rốt cuộc là có lời nói hay không có lời nói?
433. Quang Diệu hỏi Vô Hữu: «Thưa ngài, ngài tồn tại hay không tồn tại?» Không thấy Vô Hữu trả lời, Quang Diệu bèn nhìn dung mạo của Vô Hữu: đó là một sự trống rỗng mờ mịt. Suốt ngày Quang Diệu nhìn nó nhưng không thấy gì, lắng nghe nó nhưng không nghe thấy gì, tóm chặt nó nhưng không nắm được gì. Quang Diệu bèn hỏi: «Hay lắm! Ai có thể đạt tới điều này? Tôi có thể có ý niệm về Vô và Hữu, nhưng tôi chưa có ý niệm về Vô Vô (cái Không không tồn tại). Vậy ắt vẫn còn có Vô Hữu (cái Có không tồn tại). Làm sao đạt được điều này?»
434. Thời hết sức xa xưa chỉ có Vô, không có Hữu, và không có tên. Từ Vô đến Hữu thì Một sinh ra trước hết. Một tuy tồn tại nhưng không có hình dáng.
435. Căn cứ vào cái nó vốn có mà nói nó có, thì vạn vật không gì là không có; căn cứ vào cái nó vốn không có mà nói nó không có, thì vạn vật không gì là không không có.
436. Có sinh, có tử, có xuất, có nhập. Xuất nhập nhưng không thấy hình thể, đó gọi là Thiên Môn (Cửa Trời). Thiên Môn là Vô Hữu (Không Có). Vạn vật phát sinh từ Vô Hữu. Cái có không thể phát sinh từ Hữu, mà phát sinh từ Vô Hữu. Nhưng chính Vô Hữu cũng không có. Thánh nhân giấu tâm trong cái Vô Hữu này.
437. Cái có sở dĩ có là nhờ cậy cái không mà sinh ra. Sự việc sở dĩ có là do cái không mà thành. Hễ có thể nói mà không dùng lời, gọi tên mà không cần tên, xem mà không cần hình thể, nghe mà không cần âm thanh, thì bấy giờ Đạo được toàn vẹn.
438. Vạn vật trong thiên hạ đều sinh từ cái có, mà cái khởi đầu của có chính là không, tức là lấy không làm gốc.
439. Cái vô hình và vô danh là tông tổ (tổ tiên, gốc gác) của vạn vật.
440. Vạn vật có muôn hình trạng, nhưng chúng đều trở về Một. Làm sao để đạt
tới cái Một này? Phải thông qua Vô mới thực hiện được điều đó. Từ Vô mà sinh
ra Một, Một có thể gọi là Vô.
Lê Anh Minh dịch.
Gửi bài viết tới Facebook